TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN CÁC NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN ÁP DỤNG TẠI BVĐK TỈNH LÀO CAI

(Dựa theo tiêu chuẩn của CDC Hoa Kỳ – 1998)

* Định nghĩa NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện (thường sau 48 giờ). Nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không ở trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện.

  1. NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
  2. NKBV đường tiết niệu có triệu chứng

Tiêu chuẩn 1: Người bệnh có ít nhất một trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân:  Sốt > 380C, hoặc đái buốt, đái dắt, đau vùng khớp mu. Cấy nước tiểu (+), > 105 khuẩn lạc/cm3 nước tiểu với chỉ một tác nhân.

Tiêu chuẩn 2:  Người bệnh có ít nhất một trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân:  Sốt > 380C, hoặc đái buốt, đái dắt, đau vùng khớp mu. Và ít nhất  một trong các điều kiện dưới đây:

– Thử nước tiểu (+) với esterase hoặc nitrat của bạch cầu

– Tiểu  mủ > 10 bạch cầu/ cm3 nước tiểu hoặc ≥ 3 bạch cầu/ vi trường

– Nhuộm gram thấy vi khuẩn trong nước tiểu tươi

– Ít nhất hai lần cấy nước tiểu (+), 102 khuẩn lạc/cm3 với cùng một tác nhân

– Cấy nước tiểu ≤ 105 khuẩn lạc/cm3  với chỉ một tác nhân ở một người bệnh đang được điều rị với kháng sinh hiệu quả chống nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

– Chẩn đoán của bác sỹ điều trị

– Bác sỹ áp dụng phác đồ điều trị NKBV đường tiết niệu

Tiêu chuẩn 3: Bệnh nhân dưới 1 tuổi có ít nhất một trong những triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào khác:  Sốt > 380C, hạ thân nhiệt dưới 370C, ngừng thở, tim đập chậm, tiểu khó, mệt mỏi, nôn mửa và người bệnh có kết quả cấy nước tiểu (+), >105 khuẩn lạc/cm3  với chỉ một loại vi khuẩn.

Tiêu chuẩn 4: Người bệnh dưới 1 tuổi có ít nhất một trong những triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào khác:  Sốt > 380C, hạ thân nhiệt dưới 370C, ngừng thở, tim đập chậm, tiểu khó, mệt mỏi, nôn mửa.  Và có ít nhất  một trong các điều kiện dưới đây:

– Thử nước tiểu (+) với esterase hoặc nitrat của bạch cầu

– Tiểu  mủ > 10 bạch cầu/ cm3 nước tiểu giữa dòng hoặc trên 3 bạch cầu ở quang trường có độ phóng đại cao.

– Nhuộm gram thấy vi khuẩn trong nước tiểu tươi

– Ít nhất 2 lần cấy nước tiểu (+), > 102 khuẩn lạc/cm3 với cùng một tác nhân  gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu (gram âm hoặc S. Saprophyticus).

– ≤ 105 khuẩn lạc/cm3  với chỉ một tác nhân ở một người bệnh đang được điều trị với kháng sinh hiệu quả chống nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

– Bác sỹ chẩn đoán và điều trị theo phác đồ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  1. Nhiễm khuẩn bệnh viện đường tiết niệu không triệu chứng nhưng có vi khuẩn trong nước tiểu (Asymtomatic bacteriuria):

Phải có ít nhất một trong những tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1:  Trước khi cấy nước tiểu bệnh nhân có đặt ống thông tiểu lưu trong khoảng 7 ngày  và có một kết quả cấy nước tiểu dương tính >105 khuẩn lạc/cm3  với chỉ một loại vi khuẩn. Và người bệnh không có các triệu chứng như: Sốt, mót tiểu, tiểu nhiều, tiểu đau, đau trên xương mu.

Tiêu chuẩn 2: Trước khi cấy nước tiểu bệnh nhân người bệnh không đặt  catheter lưu trong khoảng 7  ngày trước khi có kết quả cấy nước tiểu dương tính đầu tiên và có 02 kết quả cấy nước tiểu (+) >105 khuẩn lạc/cm3  với chỉ một loại vi khuẩn trong cả 2 lần cấy. Và người bệnh không có các triệu chứng như: Sốt, mót tiểu, tiểu nhiều, tiểu đau, đau trên xương mu.

  1. Các nhiễm khuẩn bệnh viện khác của đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, mô quanh vùng phúc mạc sau hoặc vùng quanh thận). Phải có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1:  Phân lập được vi sinh vật từ dịch cấy(không phải nước tiểu) hoặc mô ở vùng bị tổn thương.

Tiêu chuẩn 2:  Có bọc mủ hoặc các bằng chứng nhiễm khuẩn khác phát hiện bằng xem xét trực tiếp, hoặc trong cuộc mổ, hoặc qua xét nghiệm mô học.

Tiêu chuẩn 3:  Bệnh nhân có ít nhất hai trong những triệu chứng dưới đây mà không tìm ra nguyên nhân:  Sốt > 380C, đau tại chỗ, đau khi ấn vào các vùng tổn thương. Và có một trong các dấu hiệu sau:

– Chảy mủ từ nơi tổn thương.

– Cấy máu (+) phù hợp với vị trí nghi ngờ tổn thương.

– Chẩn đoán  hình ảnh dương tính: siêu âm, CT, MRI xạ hình bất thường.

– Chẩn đoán của bác sỹ điều trị.

– Bác sỹ điều trị  cho các nhiễm khuẩn trên.

Tiêu chuẩn 4: Bệnh nhân dưới 1 tuổi có ít nhất một trong những triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào khác:  Sốt > 380C, hạ thân nhiệt dưới 370C, ngừng thở, tim đập chậm, tiểu khó, mệt mỏi, nôn mửa. Và có ít nhất một trong các điều kiện dưới đây.

– Chảy mủ từ nơi tổn thương.

– Cấy máu (+) phù hợp với vị trí nghi ngờ tổn thương.

– Chẩn đoán  hình ảnh dương tính: siêu âm, CT, MRI xạ hình bất thường.

– Chẩn đoán của bác sỹ điều trị.

– Bác sỹ thiết lập điều trị  thích hợp cho các nhiễm khuẩn trên

Ghi chú:

Cấy đầu catheter đường tiểu (+) không có giá trị chẩn đoán NKBV đường tiết niệu

Mẫu nước tiểu dùng thử phải được lấy đúng về mặt kỹ thuật

Ở trẻ em phải lấy nước tiểu bằng cách đặt ống thông bàng quang hoặc hút trên xương mu

Cấy nước tiểu ở túi chứa dương tính không đáng tin cậy

  1. NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG MÁU
  2. Nhiễm khuẩn huyết lâm sàng (Clinical Sepsis)

Tiêu chuẩn 1: Bệnh nhân có ít nhất một trong  các triệu chứng sau: Sốt > 38o C, tụt huyết áp, thiểu niệu mà không tìm ra nguyên nhân. Không thực hiện cấy máu hoặc không tìm thấy tác nhân gây bệnh hoặc kháng nguyên của chúng từ máu. Không nhiễm khuẩn tại vị trí khác. Và bác sỹ chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết.

Tiêu chuẩn 2: Trẻ em < 1 tuổi có ít nhất một trong các triệu chứng: Sốt > 38o C, hạ thân nhiệt dưới 370C, ngừng thở, tim đập chậm, mà không tìm ra nguyên nhân nào khác. Không thực hiện cấy máu hoặc không tìm ra tác nhân gây bệnh hoặc kháng nguyên của chúng từ máu. Không có nhiễm khuẩn tại vị trí khác. Và bác sỹ chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết.

  1. Nhiễm khuẩn huyết có kết quả phân lập vi sinh

Phải có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1:  Phân lập được tác nhân gây bệnh từ một hoặc nhiều nhiều lần cấy máu và tác nhân này không liên quan tới vị trí nhiễm khuẩn khác.

Tiêu chuẩn 2: Có ít nhất một trong các triệu chứng: Sốt > 38o C, ớn lạnh, tụt huyết áp. Và có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:

– Phân lập được vi khuẩn thường trú trên da (Diphtheroids; Bacillus sp; propionibacterium sp; Coagulase – negative staphylococci; hoặc Micrococci)  từ hai hay nhiều lần cấy máu.

– Phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ một lần cấy máu ở bệnh nhân tiêm truyền và có điều trị kháng sinh.

– Tìm thấy antigen/máu(H. Influenzae, S. Pneumoniae…).

– Không xuất hiện nhiễm khuẩn tại vị trí khác.

– Bác sỹ lâm sàng thiết lập điều trị cho nhiễm khuẩn máu.

Tiêu chuẩn 3: Trẻ em < 1 tuổi có ít nhất một trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng dưới đây: Sốt > 38o C, hạ thân nhiệt dưới 370C, ngừng thở, tim đập chậm. Và ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:

– Phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ hai hay nhiều lần cấy máu.

– Phân lập được vi khuẩn thường trú trên da từ một lần cấy máu ở bệnh nhân tiêm truyền và có điều trị kháng sinh.

– Tìm thấy antigen/máu(H. Influenzae, S. Pneumoniae…).

– Không xuất hiện nhiễm khuẩn tại vị trí khác.

– Bác sỹ lâm sàng thiết lập điều trị cho nhiễm khuẩn máu.

  1. Nhiễm khuẩn động mạch hoặc tĩnh mạch

Phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Phân lập được tác nhân gây bệnh từ động mạch hoặc tĩnh mạch nhìn thấy trong lúc phẫu thuật.

Không thực hiện cấy máu hoặc cấy máu (+).

Tiêu chuẩn 2: Hình ảnh nhiễm khuẩn động mạch hoặc tĩnh mạch nhìn lấy trong lúc phẫu thuật hoặc qua xét nghiệm mô học.

Tiêu chuẩn 3:  Bệnh nhân có ít nhất một trong các triệu chứng: Sốt > 38o C, sưng, nóng, đỏ, đau, tại vùng mạch máu tổn thương. Và cấy bán định lượng đầu catherter nội mạch: > 15 khuẩn lạc . Không thực hiện cấy máu hoặc cấy máu (-).

Tiêu chuẩn 4: Có mủ tại vị trí mạch máu tổn thương, và không thực hiện cấy máu hoặc cấy máu (-).

Tiêu chuẩn 5: Trẻ em < 1 tuổi có ít nhất một trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng dưới đây: Sốt > 38o C, hạ thân nhiệt dưới 370C, ngừng thở, tim đập chậm, lừ đừ, sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng mạch máu liên quan. Và  cấy máu bán định lượng đầu catherter nội mạch: > 15 khuẩn lạc. Và không thực hiện cấy máu hoặc cấy máu (-).

III. NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ

  1. Nhiễm khuẩn vết mổ nông

Nhiễm khuẩn xảy ra trong khoảng 30 ngày sau mổ và liên quan tới da, mô dưới da của vết mổ. Có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

– Chảy mủ từ vết mổ.

– Phân lập được vi khuẩn từ canh cấy của dịch hoặc mô vết mổ.

– Có ít nhất một trong các triệu chứng: Đau, hoặc đau khi ấn, sưng nóng đỏ tại chỗ.

– Chẩn đoán của bác sỹ điều trị.

  1. Nhiễm khuẩn vết mổ sâu

– Nhiễm khuẩn xảy ra trong khoảng 30 ngày sau mổ  hoặc tới một năm sau mổ có cấy ghép vật lạ và có liên quan tới lớp mô mềm sâu (màng cân cơ hoặc cơ) và có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

– Chẩy  mủ  từ vết cắt sâu nhưng không  phải từ các cơ quan hoặc hốc cơ thể cơ thể của vùng phẫu thuật.

– Vết mổ tự toác ra (há miệng) hoặc được bác sỹ mở ra vì bệnh nhân có các triệu chứng như sốt trên 380C, đau hoặc đau khi ấn.

– Hình ảnh tụ mủ hoặc bằng chứng nhiễm khuẩn thấy được khi mổ lại hoặc qua xét nghiệm mô học hoặc chẩn đoán hình ảnh.

– Chẩn đoán của bác sỹ điều trị.

  1. Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan hoặc khoang cơ thể (Organ/Spase)

* Nhiễm khuẩn xảy ra trong khoảng 30 ngày sau khi phẫu thuật và trong khoảng một năm sau khi phẫu thuật nếu có  cấy ghép vật lạ và nhiễm khuẩn liên hệ tới bất kỳ phần nào của cơ thể ngoại trừ vết rạch da, màng cân cơ lớp cơ và bệnh nhân  có một trong các dấu hiệu sau:

– Chảy mủ từ ống sonde được đặt dẫn lưu ở cơ quan hoặc khoang cơ thể.

– Phân lập được vi khuẩn từ dịch của cơ quan hoặc khoang cơ thể.

– Hình ảnh tụ mủ hoặc bằng chứng nhiễm khuẩn của cơ quan hoặc khoang cơ thể nhìn thấy bằng mắt hoặc trong khi mổ lại hoặc bằng chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm về mô bệnh học.

– Chẩn đoán của bác sỹ điều trị.

  1. NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN ĐƯỜNG HÔ HẤP
  2. Nhiễm khuẩn đương hô hấp trên (viêm hầu họng,viêm thanh quản, viêm nắp thanh quản)

          Phải đáp ứngg ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Có ít nhất hai trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân: Sốt trên 380C , đau họng, họng đỏ, ho,  khản tiếng, mủ họng. và có một trong các dấu hiệu dưới đây:

-Tìm ra tác nhân gây bệnh từ vị trí liên quan.

– Cấy máu(+).

– Tìm ra kháng nguyên trong máu hoặc chất tiết.

–  Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG.

– Chẩn đoán của bác sỹ điều trị.

Tiêu chuẩn 2: Hình ảnh áp xe nhận thấy trong lúc phẫu thuật, xét nghiệm mô học, hoặc xem trực tiếp.

Tiêu chuẩn 3: Bệnh nhân dưới 1 tuổi có ít nhất một trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào khác: Sốt > 38o C, hạ thân nhiệt dưới 370C, ngừng thở, tim chậm, chảy nước mũi, mủ họng, và có một trong các dấu hiệu dưới đây:

– Tìm ra tác nhân gây bệnh từ vị trí liên quan.

– Cấy máu(+).

– Tìm ra kháng nguyên trong máu hoặc chất tiết.

– Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG.

– Chẩn đoán của bác sỹ điều trị.

  1. Viêm phế quản, viêm khí phế quản, viêm tiểu phế quản (đã loại viêm phổi)

Phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Không có dấu hiệu lâm sàng hoặc XQ của viêm phổi. và có ít nhất hai trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân: Sốt > 38o C, ho mới có đờm hoặc tăng đờm, ran phế quản, khò khè, suy  hô hấp, ngừng thở, tim đập chậm. Và có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:

Phân lập tác nhân gây bệnh từ dịch hút khí quản sâu hoặc soi cuống phổi.

Tìm thấy kháng nguyên của tác nhân gây bệnh ở dịch tiết hô hấp.

Tiêu chuẩn 2: Bệnh nhân dưới 1 tuổi không có dấu hiệu lâm sàng hoặc XQ chứng tỏ viêm phổi. Và có ít nhất hai trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân: Sốt > 38o C, ho, mới có đờm hoặc tăng đờm, ran phế quản, khò khè, suy hô hấp, ngừng thở, tim chậm, và có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:

– Phân lập tác nhân gây bệnh từ dịch hút khí quản sâu hoặc soi cuống phổi.

– Tìm ra kháng nguyên của tác nhân gây bệnh ở dịch tiết đường hô hấp.

– Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG.

  1. Viêm phổi

Phải có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Có ran phổi hoặc tiếng đục khi gõ vào lồng ngực. Và có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:

– Có đờm mủ hoặc thay đổi đặc tính đờm.

– Cấy máu (+).

– Phân lập được tác nhân gây bệnh từ dịch hút khí quản hoặc dịch  chải cuống phổi hoặc dịch sinh thiết.

Tiêu chuẩn 2: X quang phổi thấy hình ảnh thâm nhiễm mới hoặc tiến triển, hội chứng đông dặc phổi, hang phổi hoặc tràn khí dịch màng phổi và có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:

– Có đờm mủ hoặc thay đổi đặc tính  đờm.

– Cấy máu (+).

– Phân lập được tác nhân gây bệnh từ dịch hút khí quản hoặc dịch  chải cuống phổi hoặc dịch sinh thiết.

– Phân lập được virus hoặc kháng nguyên virus.

– IgM tăng hoặc gia tăng 4 lần IgG với một tác nhân gây bệnh nào đó.

Tiêu chuẩn 3: Trẻ em < 1 tuổi có ít nhất 2 trong các triệu chứng: ngừng thở, thở nhanh, tim đập chậm, khò khe, ran gáy và ho. Và có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:

– Tăng tiết hô hấp.

– Mới  có đờm mủ  hoặc thay đổi về mặt tính chất đờm.

– Cấy máu (+) hoặc với sự tham gia tăng IgM hoặc gia tăng 4 lần IgG.

– Phân lập được tác nhân gây bệnh từ dịch hút khí quản hoặc dịch dịch chải cuống phổi hoặc sinh thiết.

– Phân lập được virus hoặc kháng nguyên virus từ chất tiết hô hấp.

– Hình ảnh viêm phổi/mô học.

Ghi chú:

Cấy đờm khạc ra không có giá trị chẩn đoán viêm phổi nhưng có thể hữu ích cho việc chẩn đoán nguyên nhân và thực hiện kháng sinh đồ.

          – Hình ảnh trên nhiều phim XQ có giá trị nhiều hơn một phim.

  1. NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN ĐƯỜNG TIÊU HÓA
  2. Viêm dạ dày ruột

Phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Tiêu chảy cấp tính (phân lỏng trên 12 giờ) có hoặc không sốt, nôn vã đã loại các nguyên nhân tiêu chảy không do nhiễm khuẩn (do điều trị, tâm lý…).

Tiêu chuẩn 2:  Có ít nhất hai trong các triệu chứng sau mà không không tìm ra nguyên nhân nào khác: buồn nôn, nôn, đau bụng, nhức đầu. và có một trong các dấu hiệu sau:

– Tìm ra tác nhân gây bệnh đường ruột từ cấy phân hoặc cấy phết trực tràng.

– Tìm thấy tác nhân gây bệnh đường ruột qua kính hiển vi thường hoặc điện tử.

– Tìm ra tác nhân gây bệnh nhờ xét nghiệm kháng nguyên hoặc kháng thể ở máu và phân.

– Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG.

  1. Viêm gan: Phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau

Có ít nhất hai trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào khác: Sốt trên 380 C, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, vàng da hoặc tiền căn tiêm truyền. và có một trong các dấu hiệu dưới đây:

– Test kháng nguyên hoặc kháng thể (+) cho viêm gan A,B,C,D…

– Chức năng gan bất thường.

– Phát hiện CMV ở nước tiểu hoặc chất tiết vùng hầu họng.

1.Viêm ruột non, ruột già hoại tử

– Phải đáp ứng tiêu chuẩn sau: có ít nhất hai trong các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân: nôn, chướng bụng.

+ Và có máu trong phân(vi thể hoặc đại thể).

+ Và một trong các dấu hiệu X quang bất thường dưới đây: Hơi màng bụng, hơi trong ruột, hình ảnh các quai ruột non cứng không đổi.

  1. NHIỄM KHUẨN DA- MÔ MỀM
  2. Nhiễm khuẩn da: Phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: chảy mủ, mụn mủ hoặc bóng mủ.

Tiêu chuẩn 2: Có ít nhất hai trong số các dấu hiệu hoặc triệu chứng dưới đây mà không tìm ra nguyên nhân:  Đau, sưng đỏ, nóng tại chỗ. Và có ít nhất một trong các  điều kiện dưới đây:

– Phân lập được tác nhân gây bệnh từ dịch hút hoặc dịch dẫn lưu từ nơi tổn thương, nếu là vi khuẩn thường trú trên da, phải đảm bảo không tạp nhiễm khi cấy.

– Cấy máu (+).

– Tìm thấy kháng nguyên ở máu hoặc mô tổn thương.

– Tìm thấy tế bào khổng lồ đa nhân của mô tổn thương băng kính hiển vi.

– Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG

  1. Nhiễm khuẩn mô mềm: (viêm màng cân cơ hoại tử, hoại tử nhiễm khuẩn, viêm mô tế bào hoại tử, viêm cơ tim nhiễm khuẩn, viêm hạch bạch huyết, viêm ống bạch huyết).

Phải đáp ứng ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

          Tiêu chuẩn 1: Phân lập được tác nhân gây bệnh từ mô hoặc dịch dẫn lưu của vùng tổn thương.

          Tiêu chuẩn 2: Chảy mủ từ vùng bị tổn thương.

          Tiêu chuẩn 3: Hình ảnh tụ mủ hoặc bằng chứng của nhiễm khuẩn khác thấy được qua phẫu thuật hoặc xét nghiệm mô học.

          Tiêu chuẩn 4: Có ít nhất hai trong số cấc dấu hiệu hoặc triệu chứng dưới đây mà không tìm ra nguyên nhân: sưng, nóng, đỏ, đau. Và có ít nhất một trong các điều kiện dưới đây:

– Cấy máu (+).

– Phân lập được kháng nguyên gây bệnh ở máu và nước tiểu.

– Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG.

  1. Nhiễm khuẩn vết loét do nằm bao gồm nhiễm khuẩn nông và sâu:

Phải đáp ứng tiêu chuẩn: Có ít nhất hai trong số các triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân: Sưng tại chỗ gờ vết loét, đỏ, đau. Và có ít nhất mọt trong các điều kiện dưới đây:

– Phân lập được tác nhân gây bệnh từ mô hoặc dịch của vết loét.

– Cấy máu (+).

VII. NHIỄM KHUẨN SƠ SINH

  1. Viêm rốn: Viêm rốn sơ sinh phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Rốn đỏ hoặc có chất tiết thanh dịch. Và có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

– Phân lập được tác nhân gây bệnh từ dịch tiết hoặc dịch hút kim.

– Cấy máu (+).

Tiêu chuẩn 2: Rốn đỏ và chảy mủ.

VII. NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN SẢN KHOA.

  1. 1. Áp xe vú hoặc viêm vú: Phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Phân lập được tác nhân gây bệnh từ dịch hoặc mô vú lấy ra do dẫn lưu, cắt hoặc hút.

Tiêu chuẩn 2: Áp xe vú hoặc bằng chứng  nhiễm khuẩn khác thấy được  khi phẫu thuật hoặc khi xét nghiệm mô học.

Tiêu chuẩn 3: Sốt từ > 380 C, có triệu chứng viêm tại chỗ và chẩn đoán của bác sỹ điều trị.

  1. Viêm nội mạc tử cung : Phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Phân lập được tác nhân gây bệnh ở mô hoặc dịch nội mạc tử cung lấy ra trong lúc phẫu thuật hoặc hút kim hoặc bằng sinh thiết chải.

Tiêu chuẩn 2: Có ít nhất 2 trong các triệu chứng hoặc dấu hiệu sau mà không tìm ra nguyên nhân:  Sốt > 380 C, đau bụng, đau vùng tử cung, chảy mủ từ tử cung.

  1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn: Phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Mủ chảy ra từ nơi căt, rách tầng sinh môn ở một bệnh nhân sinh bằng đường âm đạo.

Tiêu chuẩn 2: Hình ảnh áp xe ở nơi cắt tầng sinh môn.

Vũ Thùy Linh

Chia sẻ ngay