Tiêu chảy do điều trị hoá chất- Những điều bạn cần biết

Tiêu chảy là tình trạng tăng số lần đại tiện, thường chọn mốc trên 3 lần mỗi ngày với phân lỏng sệt,không thành khuôn hay loãng nước. Nếu bạn đang mang hậu môn nhân tạo (bác sĩ đưa một đầu ruột của bạn đính vào thành bụng) thì hiện tượng tăng số lượng phân ra qua hậu môn nhân tạp với tính chất như trên cũng được xem là biểu hiện tương đương với tiêu chảy. Đây là biểu hiện thường gặp trong quá trình điều trị bệnh ung thư bằng hoá chất hay chiếu xạ vào ổ bụng.

Hậu quả của tiêu chảy ?

Tiêu chảy có thể xuất hiện ngày trong ngày truyền hoá chất và thường tự thuyên giảm 2-3 ngày sau truyền . Ở một số trường hợp tiêu chảy có thể gây ra những biến chứng nặng khi kéo dài và không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Các dấu hiệu cơ thể bị mất nước, da khô, khát nước, mệt mỏi.

Gầy sút cân, suy dinh dưỡng

Viêm loét vùng hậu môn

Biến chứng có thể diễn biến nặng khi xuất hiện cùng những tác dụng phụ khác của hoá chất ( sốt hạ bạch cầu, viêm ruột ….)

Khi xuất hiện các biến chứng trên liệu trình điều trị ung thư sẽ phải trì hoãn, thậm chí bỏ dở do đó ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị.

Tiêu chảy trong quá trình điều trị hoá chất cũng còn có những nguyên nhân khác?

-Tâm lý lo lắng căng thẳng quá mức

Sau khi trải qua các phẫu thuật liên quan đến ống tiêu hoá( u dạ dày, u đại tràng…)

Rối loạn tiêu hoá do nhiễm trùng đường ruột, ngộ độc thực phẩm.

Do thuốc: Dùng nhiều kháng sinh, thuốc chống nôn, nhuận trạng hay các thuốc chứa Magie

Rối loạn dung nạp Lactose ( sau sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa)

Viêm đại tràng co thắt.

Các loại hoá chất hay gây tiêu chảy:

Irinotecan ( điều trị trong bệnh ung thư đường tiêu hoá, dạ dày, thực quản , đại trực trang..)

5 FU, Capecitabin: ( điều trị trong bệnh ung thư đường tiêu hoá, dạ dày, thực quản , đại trực tràng, ung thư đầu cổ…)

Methotrexate : điều trị trong bệnh ung thư vú, hạch , bệnh bạch cầu.

Docetaxel : điều trị trong bệnh ung thư vú, buồng trứng, phổi

Cisplatin , oxaliplati : điều trị trong bệnh ung thư buồng trứng , phổi…

Doxorubicin : điều trị trong bệnh ung thư vú, u hạch, bệnh bạch cầu..

Các thuôc điều trị đích Gefitinib: điều trị trong bệnh ung thư phổi.

Những yếu tố làm tăng nguy  cở bị tiêu chảy : Người cao tuổi, nữ giới, sức khoẻ yếu, người có tình trạng bệnh đường ruột mạn tính…

Những việc bạn nên làm nếu bị tiêu chảy

  • Uống nhiều nước( tối thiểu 2 lít nước lọc mỗi ngày )
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn mềm dễ tiêu hoá như: chuối, cơm, phở, thịt gà đã bỏ da, cá…
  • KHÔNG sử dụng những thực phẩm sau:
  • Thức ăn nhiều dầu mữo, chất béo , dồ xào
  • Rau củ quả sống, các loại nước và hoa quả chua
  • Thức ăn có quá nhiều gia vị
  • Thực phẩm sinh hơi nhiều như các loại ngũ cốc nguyên hạt, khoai , đậu bắp..
  • Các đồ uống có gas, trà cà phê, đồ uống có cồn, sữa và các chế phẩm từ sữa…

Vệ sinh da vùng hậu môn:

  • Vệ sinh sạch bằng nước ấm và khăn mềm
  • Bôi kem dưỡng có chứa Kẽm khi da quanh hậu môn bị kích ứng, đỏ rát.
  • Khi nào bạn cần đến bệnh viện?
  • Sốt trên 38 độ C
  • Đau quặn bụng nhiều và chướng bụng
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Khô miệng, khô da
  • Có máu trong phân: đỏ tươi hoặc đen
  • Cảm giác tim đập nhanh , hồi hộp
  • Không kiểm soát được bằng các thuốc thông thường.

Chúng tôi luôn khuyến cáo bạn rằng: Bạn hãy trao đổi với bác sĩ điều trị của mính ngay khi nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khiến bạn lo ngại . Những thông tin được cung cấp trên đây không thay thế chỉ định của bác sĩ điều trị trực tiếp cho bạn !

Nguồn: Ungthuhoc.vn

Nguyễn Thúy Nương – TTUB và YHHN

Chia sẻ ngay