Suckhoedoisong.vn – Theo Bác sĩ Lucy ( Singapore) – Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc: “Tỉ lệ tử vong do ung thư đang ngày càng tăng, độ tuổi mắc bệnh có xu hướng trẻ hóa. Thế nhưng, mặc dù biết rõ sự nguy hiểm của ung thư, đa số người dân đều tặc lưỡi cho rằng bệnh sẽ trừ mình ra và vì thế mà không chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân.”
Tại các nước châu Âu, Nhật Bản, Singapore… tầm soát ung thư định kỳ đã được triển khai qua nhiều năm và đã chứng minh tính hiệu quả trong việc phát hiện, làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như loại bỏ sớm những nguy cơ ung thư để phòng ngừa bệnh. Còn tại nước ta, hầu hết người dân chưa có thói quen thăm khám và theo dõi sức khỏe định kỳ nên phần lớn người bệnh ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn muộn kéo theo nhiều hệ lụy và những câu chuyện đau lòng.
Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư
Sững sờ nhận kết quả khám, ông Nguyễn Văn T – 48 tuổi, Đông Anh thở dài: “ Bây giờ tôi không biết phải làm gì nữa. Tôi thực sự hoang mang và lo lắng. Từ trước đến nay tôi vốn khỏe mạnh nên chẳng đi khám bao giờ. Hôm vừa rồi con trai thấy tôi đau bụng, buồn nôn, da vàng quá nên mới chở tôi đến bệnh viện. Bác sĩ khám và nói tôi bị ung thư gan giai đoan 3.”
Không chỉ ông T. mà còn có rất nhiều trường hợp đau lòng khác như bé gái 10 tuổi ở Phú Yên bị ung thư buồng trứng, bé gái 15 tuổi ở Tuyên Quang bị ung thư não… hay mới đây nhất là một nữ diễn viên tài năng của điện ảnh Việt không may mắc ung thư phổi giai đoạn cuối mặc dù tuổi đời còn rất trẻ.
Câu hỏi nhiều người đặt ra là: Tại sao trẻ em cũng mắc ung thư? Phụ nữ cũng bị ung thư? Người ăn uống khoa học, lành mạnh, không hút thuốc vẫn bị bệnh?…
Lý do bởi, ung thư không “chừa ” một ai. Không phải chỉ có tuổi tác, thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học… làm tăng nguy cơ ung thư mà còn nhiều yếu tố nguy hiểm khác như: uống nhiều rượu, sống và sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, đột biến gen di truyền, tiếp xúc với các hóa chất độc hại… tạo “điều kiện” cho ung thư phát triển.
Đừng chết chỉ vì ngại đi khám
Ung thư đáng sợ là thế nhưng đa số đều nghĩ rằng bệnh sẽ không tìm đến mình. Hay phổ biến nhất là suy nghĩ như của ông T. trong câu chuyện kể trên: “Đang yên đang lành tại sao lại phải đi khám?”
Trả lời cho câu hỏi này, Bác sĩ Lucy cho biết: “Nhiều người cho rằng mình đang khỏe mạnh, vì thế không cần khám tầm soát ung thư. Đây là quan điểm sai lầm. Bề ngoài khỏe mạnh không đồng nghĩa với việc bên trong cơ thể bạn không mắc bệnh. Nhất là với ung thư – căn bệnh không có dấu hiệu ở giai đoạn sớm mà các biểu hiện chỉ rõ ràng ở giai đoạn tiến triển. Nếu như bạn đợi có triệu chứng mới đi khám thì việc điều trị rất khó khăn, tốn kém, không có hiệu quả cao. Ngược lại, nếu chủ động khám tầm soát ung thư định kỳ, chỉ cần có bất thường nhỏ cũng sẽ được phát hiện và xử trí ngay, ngăn chặn tiến triển thành ung thư.”
Theo thống kê tại nước ta, số ca ung thư gan phát hiện ở giai đoạn muộn chiếm tỷ lệ cao nhất gần 88%, dạ dày chiếm gần 87%, phổi hơn 84%, ung thư vú và ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn chiếm tỷ lệ thấp hơn, gần 50% và gần 54%. Do đó mà tỉ lệ chữa khỏi ung thư tại nước ta chỉ bằng gần 50% so với thế giới.
Chủ động tầm soát ung thư ngay từ hôm nay
Với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm các bất thường, khối u, tổn thương tiền ung thư… từ đó điều trị kịp thời, ngăn ngừa ung thư tiến triển. Tất cả người trưởng thành đều có thể tầm soát ung thư, đặc biệt những người trên 40 tuổi, có nguy cơ mắc bệnh cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, hút thuốc lá, nghiện rượu, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và hóa chất, nữ giới sinh con đầu lòng muộn, nhiễm vi rút HPV…)
Theo bác sĩ Lucy, người Việt cần xây dựng thói quen khám tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện sớm các bệnh, trong đó có ung thư. Có chữa khỏi bệnh hay không phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn phát hiện bệnh là sớm hay muộn. Thêm vào đó, đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị y tế cũng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả tầm soát và điều trị.
Từng có nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn trên thế giới, bác sĩ Lucy chia sẻ thêm: “Khi chọn Bệnh viện Thu Cúc để làm việc, tôi rất hài lòng. Bệnh viện đạt chuẩn quốc tế, có các trang thiết bị, máy móc hiện đại, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình thăm khám. Tôi có cơ hội được trao đổi và hợp tác với các đồng nghiệp có chuyên môn vững, giàu kinh nghiệm. Ấn tượng nhất của tôi về các bác sĩ ở đây có lẽ là sự nhiệt tình, ân cần với bệnh nhân và luôn sẵn sàng hỗ trợ tích cực trong cuộc chiến đấu ngăn chặn ung thư, mang lại niềm tin và hy vọng cho người bệnh.” Bác sĩ Lucy cũng hi vọng rằng, các chương trình tầm soát ung thư có thể được triển khai rộng rãi để phát hiện kịp thời các nguy cơ cảnh báo bệnh, tối ưu hóa hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất. Không phải là ai khác mà chính bản thân mỗi người cần chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của mình thông qua khám tầm soát ung thư. Đừng suy nghĩ rằng “trẻ bỏ sức khỏe kiếm tiền, già bỏ tiền mua sức khỏe” để rồi phải hối hận về sau.
Theo Sức khỏe đời sống