UTP đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong tại VN chỉ sau ung thư gan. Tỷ lệ tăng nhanh trong những năm gần đây, tỷ lệ nam cao hơn nữ, nhưng gần đây tỷ lệ mắc ở nữ có xu hướng tăng nhanh. Tỷ lệ sống còn 5 năm theo giai đoạn lúc chẩn đoán, cụ thể ở giai đoạn Giai đoạn IA-IIIA: Phẫu thuật được; Giai đoạn IIIB – IIIC: Tiến xa tại vùng, không phẫu thuật được; Giai đoạn IV: Tiến xa, di căn toàn thân. Thống kê tỷ lệ đột biến EGFR ở những bệnh nhân UTPKTBN biểu mô tuyến (Kết quả từ nghiên cứu Pioneer): Trung Quốc 50,2%, Hồng Kông (47,2%), Đài Loan (62,1%), Việt Nam (64,2), Philippines (52,2%), Thái Lan (53,6%), Ấn Độ (22,2%).

          Cùng với sự phát triển ngày một lớn mạnh của các kỹ thuật xét nghiệm mới nhắm phát hiện sớm giai đoạn bệnh và các ứng dụng trong điều trị, bệnh nhân bị UTPKTBN sớm được tiếp cận phương pháp điều trị trên. Trong năm 2021, tại Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân đã tiếp nhận và điều trị 02 bệnh nhân UTPKTBN và đạt kết quả tốt, cụ thể.

          * Bệnh nhân 1: NGUYỄN THỊ D; Giới tính: Nữ; Tuổi:  55 tuổi; Địa chỉ: Liêm Phú – Văn Bàn – Lào Cai

          – Tiền sử bệnh nhân: Tăng huyết áp.

          – Lý do vào viện: Liệt nửa người trái. Bệnh nhân vào viện được khám và chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng (chụp cắt lớp phổi, chụp cắt lớp sọ não, siêu âm hạch cổ, xét nghiệm giải phẫu bệnh) và chẩn đoán: K phổi (P) giai đoạn IV (T4N3M1 Di căn phổi, não, hạch TĐ phải). Bệnh nhân được tư vấn và lập kế hoạch điều trị, cụ thể:Thuốc điều trị đích (Kháng EGFR) Gefitinib  250mg x   01 viên/ ngày, Hóa chất Paclitaxel 200mg/m2 đơn chất

          – Kết quả Sau 3 tháng điều trị bệnh nhân tỉnh, không đau đầu, không khó thở, còn đau ngực 3/10, hạch cổ nhỏ, sờ không rõ, phổi phải giảm thông khí. Siêu âm hạch cổ: Trước điều trị có 2 hạch 11 x 18mm và 10 x 16mm; Sau điều trị: Hạch TĐ phải 8 x 3mm, mất cấu trúc xoang hạch Chụp cắt lớp ngực: Trước điều trị u 89 x 44mm, nốt  rải rác 2 phổi, hạch trung thất 10 – 18mm; Sau điều trị: Thùy trên phải tổn thương thâm nhiễm thành đám 41x 16mm, dịch màng phổi phải 19mm, nốt di căn thùy trên trái 2- 3mm. Chụp cắt lớp sọ não: Trước điều trị Nhiều nốt  tổn thương não lan tỏa 2 bên – tổn thương thứ phát; Sau điều trị: Tổn thương tan gần hoàn toàn – hình ảnh não hoàn toàn bình thường.

          è Đánh giá: Bệnh nhân đáp ứng bán phần, tiếp tục thuốc điều trị đích.

          * Bệnh nhân 2: NGUYỄN QUỐC C; Giới : Nam; Tuổi: 54 tuổi; Địa chỉ: Thái Niên – Bảo Thắng – Lào Cai

          – Lý do vào viện: Bệnh nhân thể trạng gầy, cân nặng 56kg, ho kéo dài, ho khan 6 tháng, đau ngực phải âm ỉ, khám phát hiện u phổi và chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng CEA/CYFRA21-1, siêu âm cổ, chụp cắt lớp phổi, giải phẫu bệnh. Chẩn đoán: K phổi (P) giai đoạn IV (M 2 phổi). Bệnh nhân được tư vấn và lập kế hoạch điều trị: Hóa chất DC (Truyền TM)  Docetaxel 75mg/m2 ngày 1, Carboplatin AUC 5. Ngày 1. Chu kỳ 21 ngày x 6 chu kỳ. Sau đó điều trị duy trì nhắm trúng đích (thuốc kháng EGFR) Gefitinif 250mg x 1 viên/ngày (uống).

          – Kết quả sau 5 tháng điều trị hóa chất và 2,5 tháng điều trị đích: Bệnh nhân tỉnh, hết ho, hết đau ngực, hạch cổ âm tính, tăng 06kg, phổi thông khí tốt. Xét nghiệm CEA/CYFRA21-1: 3.33/3.99 (giảm so với trước ĐT); siêu âm hạch cổ: Không có hạch; Chụp cắt lớp lồng ngực: U Thùy đỉnh phổi kt 27x 33mm, thâm nhiễm tua gai, vài nốt tổn thương nhỏ lân cận.(Trước ĐT u 71 x 45mm, nhiều nốt mờ 2 phổi, nốt lớn 13mm)

           è Đánh giá: Bệnh đáp ứng bán phần, tiếp tục thuốc điều trị đích.

          Kết luận:

          Hiện nay có nhiều tiến bộ trong điều trị UTPKTBN giai đoạn III và IV. Cùng với sự phát triển về nhân lực, kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị tại Bệnh viện đa khao tình thì việc thực hiện xét nghiệm SHPT đầy đủ cho bệnh nhân góp phần chẩn đoán chính xác và cá thể hóa điều trị. Với các bệnh nhân ở giai đoạn IV có đột biến EGFR có nhiều lựa chọn, cần cân nhắc nhiều yếu tố để mang lại điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Điều trị đích được triển khai tại Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân là lựa chọn thích hợp trong điều trị UTPKTBN có đột biến EGFR, cải thiện chất lượng cuộc sống và thời gian sống không bệnh tiến triển so với hóa trị

BSCKI. Nguyễn Thị Quỳnh Trâm – Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân

Chia sẻ ngay