SELEN LÀ GÌ?

Selen (tên gọi đầy đủ là Selenium) là một khoáng chất cần thiết phi kim, mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng chất này lại có khả năng giúp cải thiện sức khỏe đáng kể. Đồng thời còn giúp phòng chống lại bệnh tật rất hiệu quả. Nếu cơ thể bị thiếu hụt selen sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, suy tim, xơ gan… thậm chí là kể cả ung thư.

SELEN CÓ TÁC DỤNG GÌ? Dưới đây là tổng hợp một số tác dụng nổi bật mà selen mang lại cho sức khỏe như:

  1. Selen có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ

Selen hoạt động như một chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại stress oxy hóa và bảo vệ các tế bào được khỏe mạnh. Từ đó giúp tránh được những tác động của các gốc tự do và kiểm soát được số lượng các gốc tự do trong cơ thể.

Các gốc tự do thường được sản sinh từ quá trình trao đổi chất, bao gồm cả việc khi bạn cảm thấy căng thẳng hay sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đột quỵ, lão hóa sớm, bệnh ung thư và bệnh Alzheimer.

  1. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Selen có khả năng giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nhờ vào khả năng chống lại stress oxy hóa, giảm tổn thương DNA, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư như ở ruột kết, vú, tuyến tiền liệt….

  1. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim

Một chế độ ăn giàu selen sẽ giúp sức khỏe tim mạch cải thiện đáng kể nhờ vào khả năng kiểm soát tình trạng stress oxy hóa diễn ra trong cơ thể. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp cho thấy selen còn góp phần làm giảm các dấu hiệu viêm như giảm nồng độ của protein phản ứng C (CRP) – một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim. Đồng thời, selen làm tăng một loại chất chống oxy hóa mạnh tên là glutathione peroxidase có khả năng phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch.

  1. Ngăn ngừa tình trạng suy giảm tinh thần

Alzheimer là một bệnh lý liên quan đến việc mất trí nhớ, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhận thức và điều khiển hành vi. Một chế độ ăn giàu selen có thể góp phần khắc phục được những bệnh về suy giảm chức năng hệ thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson và kể cả bệnh Alzheimer.

  1. Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp

Nhờ vào khả năng chống lại stress oxy hóa và kiểm soát được sản xuất hormone tuyến giáp, selen sẽ giúp cơ thể tránh được những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.

  1. Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Selen còn góp phần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là đối với những người bị cúm, lao, viêm gan C và người bị HIV. Hay nói một cách khác, sự thiếu hụt selen có thể sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của tế bào hệ miễn dịch. Từ đó sẽ làm chậm tốc độ phản ứng của hệ miễn dịch và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí còn làm tăng nguy cơ tử vong.

  1. Giảm các triệu chứng hen suyễn

Một chế độ ăn giàu selen rất tốt cho những người bị bệnh hen suyễn nhờ vào đặc tính giảm viêm. Hen suyễn là một bệnh lý mãn tính liên quan đến đường hô hấp với một số triệu chứng như tức ngực, ho, khó thở và khò khè.

LIỀU LƯỢNG SELEN?

Trong khi quá ít selen có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thì quá nhiều selen cũng có thể gây độc. Thực hiện theo các hướng dẫn sau từ Viện Y tế Quốc gia để xác định lượng selen phù hợp với bạn:

Đối tượng Lượng selen khuyến nghị hàng ngày
Trẻ sơ sinh – 6 tháng 15 mcg
7 tháng – 3 tuổi 20 mcg
4 -8 tuổi 30 mcg
9-13 tuổi 40 mcg
Trên 14 tuổi 55 mcg
Phụ nữ mang thai ϑà cho con bú 60 mcg

Mặc dù selen cần thiết cho sức khỏe tốt, nhưng nếu nạp quá nhiều có thể gây nguy hiểm. Trên thực tế, tiêu thụ selen liều cao có thể gây độc và thậm chí gây tử vong. Điều quan trọng ɭà phải duy trì gần với lượng khuyến nghị ɭà 55 mcg mỗi ngày ϑà không bao giờ vượt quá giới hạn trên có thể chấp nhận được ɭà 400 mcg mỗi ngày.

Tuy nhiên, độc tính có nhiều khả năng xảy ra khi uống thực phẩm chức năng hơn là ăn thực phẩm chứa selen. Cho nên trong điều kiện có thể các bạn hãy chọn nguồn selen tự nhiên trong thực phẩm. Các dấu hiệu ngộ độc selen bao gồm: rụng tóc, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, đỏ bừng mặt, chấn động, đau nhức cơ bắp,…

Các bạn có thể tham khảo bảng hàm lượng selen trong 100g thực phẩm dưới đây để điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lý

HÀM LƯỢNG SELEN TRONG 100 GAM THỰC PHẨM ĂN ĐƯỢC

(Nguồn: Thành phần thực phẩm Việt Nam 2017)

TT Tên thực phẩm Hàm lượng

g)

TT Tên thực phẩm Hàm lượng

g)

1 Bầu dục lợn 190 27 Trứng vịt 36.4
2 Bầu dục bò 141 28 Trứng chim cút 32
3 Mộc nhĩ 133.1 29 Gạo tẻ máy 31.8
4 Tỏi ta 77.1 30 Trứng gà 31.7
5 77 31 Thịt bò, lưng, nạc 31.2
6 Gan vịt 67 32 Dạ dày lợn 31.1
7 Trứng cá muối 65.5 33 Chân giò lợn 29.4
8 Tôm đồng 58.8 34 Thịt lợn nửa nạc, nửa mỡ 28.7
9 Cá mòi 58 35 Thịt lợn mỡ 28.4
10 Lòng gà (cả bộ) 55.2 36 Bột mì 28
11 Gan gà 54.6 37 Sữa bột tách béo 27.3
12 Gan lợn 52.7 38 Thịt gà tây 26.4
13 Mực tươi 44.8 39 Mề gà 25.5
14 Phổi bò 44.3 40 Trai 24.3
15 Gan bò 39.7 41 Thịt lợn nạc 23.9
16 Gạo  tẻ giã 38.8 42 Thịt thỏ nhà 23.7
17 Gạo   lứt 38.8 43 Tim bò 21.8
18 Gừng khô (bột) 38.5 44 Óc bò 21.3
19 Tôm biển 38 45 Hạt điều 19.9
20 Ghẹ 37.4 46 Khoai  lang  khô 19.7
21 Cá đối 36.5 47 Lòng đỏ trứng gà 18.3
22 Cá hồi 36.5 48 Thịt bò, lưng, nạc và mỡ 17.8
23 Cá ngừ 36.5 49 Thịt cừu, nạc 17.8
24 Cá nục 36.5 50 Phổi lợn 17.8
25 Cá thu đao 36.5 51 Sữa bột toàn phần 16.3
26 Cá trích 36.5 52 Óc lợn 15.9

Lê Huy Lực

Chia sẻ ngay