1.Người bệnh ung thư là đối tượng có nguy cơ cao mắc NKBV.
Sức đề kháng của người bệnh ung thư giảm sút nghiêm trọng do nhiều yếu cùng tác động như: bệnh lý ung thư, tia xạ trị, thuốc chống ung thư, phẫu thuật… Vì vậy mà người bệnh ung thư rất dễ mắc các các nhiễm khuẩn do vi khuẩn, nấm, virus. Đặc biệt, người bệnh ung thư càng dễ mắc nhiễm khuẩn khi phải trải qua các thủ thuật xâm lấn (là đường vào thuận lợi của các VSV gây bệnh) như tiêm truyền, đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm, ống thông niệu đạo hoặc thở máy.
- Nguồn VSV gây NKBV?
Có 2 nguồn chính: nội sinh và ngoại sinh.
Nguồn VSV nội sinh là các tác nhân gây nhiễm khuẩn định cư trên chính người bệnh. Ở người khỏe mạnh các VSV này chung sống hòa bệnh trên người. Tuy nhiên, ở người bệnh ung thư do sức đề kháng suy giảm lại phải trải qua các thủ thuật xâm lấn nên rất dễ bùng phát thành bệnh.
Nguồn VSV ngoại sinh là các tác nhân gây bệnh ở bên ngoài cơ thể người bệnh (từ NVYT, từ người bệnh khác, từ người thăm bệnh và từ môi trường. đặc biệt là môi trường bề mặt). Các VSV ngoại sinh này xâm nhập vào cơ thể thông qua các tiếp xúc trực tiếp (thuốc, dụng cụ, dịch truyền, máu và các sản phẩm máu… bị ô nhiễm) hoặc tiếp xúc gián tiếp (chủ yếu thông qua bàn tay NVYT, người chăm sóc bị ô nhiễm hoặc người bệnh tiếp xúc với bề mặt môi trường bị ô nhiễm).
- Các loại NKBV nào thường gặp ở người bệnh ung thư?
– Nhiễm khuẩn vết mổ ở người bệnh có phẫu thuật.
– Các NKBV liên quan tới thủ thuật xâm lấn (nhiễm khuẩn huyết liên quan tới xâm lấn mạch máu), nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan tới đặt ống thông tiểu và viêm phổi liên quan tới thở máy).
– Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
– Các nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là các nhiễm khuẩn do virus.
– Các nhiễm khuẩn da.
- Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cần áp dụng?
- Đào tạo, huấn luyện:
– Mọi NVYT làm việc tại Trung tâm ung bướu cần được đào tạo về KSNK (nguy cơ nhiễm khuẩn, đường lây truyền, các biện pháp phòng ngừa…)
– Mọi người bệnh ung thư cần được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm và các biện pháp bảo vệ cá nhân (ăn chín uống sôi, hạn chế tiếp xúc, tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh tay và mang khẩu trang, tăng cường dinh dưỡng…).
- Tuân thủ thực hành vô khuẩn khi thực hiện và duy trì các thủ thuật xâm nhập
- Tuân thủ nghiêm 5 thời điểm vệ sinh tay
- Phân loại, cô lập, lưu giữ và xử lý chất thải theo đúng TT20-BYT. Tuân thủ các quy định đối với chất thải phóng xạ (nếu có phát sinh).
- Làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường, đặc biệt là các bề mặt thường xuyên có tiếp xúc bàn tay (giường bệnh, bàn đêm, tay nắm cửa, bàn phím máy tính, phương tiện chăm sóc…) tối thiểu 2 lần/ngày
- Quần áo, ga giường NB được thay hàng ngày
- Giữ môi trường buồng bệnh thông thoáng
- Nhân viên chuyên trách KSNK tăng cường kiểm tra, giám sát tuân thủ KSNK ở NVYT và người bệnh, người chăm sóc.
Vũ Thùy Linh – KSNK