Cholesterol là một thành phần Lipid trong cơ thể. Nó tham gia vào nhiều chức năng quan trọng của tế bào. Cholesterol trong máu tồn tại dưới 2 dạng:

HDL cholesterol (cholesterol tỷ trọng cao Hight dénity lipoprotein) chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu, được cho là tốt bởi nó vận chuyển cholesterol từ máu về gan, vận chuyển cholesterol khỏi các mảng xơ vữa, do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và biến cố tim mạch nghiêm trọng khác. HDL cholesterol là cholesterol tốt, vì thế nồng độ trong máu càng cao càng tốt, giá trị tối ưu là > 60 mg/dL.

LDL cholesterol (Cholesterol tỷ trọng thấp Low dénity lipoprotein) là thành phần “xấu” của cholesterol, khi LDL cholesterol tăng nhiều trong máu dẫn đến lắng đọng ở thành mạch máu, gây nên các mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu, dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… LDL cholesterol là cholesterol xấu, nên hạn chế ở mức thấp trong máu, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL.

Cholesterol có trong thức ăn nguồn gốc động vật (kể cả sữa mẹ). Do không thể phân biệt nguồn thực phẩm nào chưa nhiều HDL nguồn thực phẩm nào chứa ít LDL nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chỉ nên ăn vào dưới 300mg cholesterol/ngày.

Description: LDL cholesterol gây vữa xơ động mạch
LDL cholesterol gây vữa xơ động mạch

Để có nồng độ LDL cholesterol và HDL cholesterol đạt giá trị tối ưu không phải điều dễ dàng, nó đòi hỏi sự kiên trì thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn lành mạnh và tập luyện hợp lý. Càng bắt đầu cuộc sống lành mạnh sớm bao nhiêu thì kết quả càng tốt bấy nhiêu. Các chuyên gia khuyên:

            Thức ăn nên ăn

            Ăn nhiều rau, hoa quả.

            Ăn các loại ngũ cốc.

            Uống sữa không béo.

            Thịt nạc, thịt gia cầm không da.

            Cá béo (nhiều dầu), ít nhất 2 lần/tuần.

            Dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…).

            Thức ăn nên hạn chế

            Bơ thực vật, mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ.

            Sữa béo (nguyên kem).

            Phủ tạng động vật.

            Thức ăn chế biến sẵn: pate, xúc xích, salami…

            Các đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh (bao gồm cả mì ăn liền).

            Dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa: dầu dừa, dầu cọ, dầu hạnh nhân…

            Chế độ tập luyện hợp lý

            Tập tối thiểu mỗi ngày 30 phút.

            Tập đều đặn các ngày trong tuần.

Cường độ tập đủ mạnh, đủ ra mồ hôi (nếu có bệnh lý trong người nên tham khảo các bác sĩ về chế độ tập luyện cụ thể).

* Lưu ý: Không nên thay thế hoàn toàn mỡ lợn (mỡ nước) bằng dầu ăn (dầu thực vật). Bởi lượng cholesterol trong mỡ nước chỉ là 95mg/100g, trong khi các thực phẩm nguồn gốc động vật khác có lượng cholesterol cao hơn rất nhiều như: óc bò 3010mg/100g, cật lợn 319mg/100g, trứng gà 470mg/100g, trứng vịt 88mmg/100g …

Dưới đây là hàm lượng cholesterol/100g của một số thực phẩm thông dụng (theo bảng thành phần hóa học thực phẩm Việt Nam)

Ths. Lê Huy Lực – Khoa Dinh dưỡng (tổng hợp)

Chia sẻ ngay