Loét áp-tơ vùng miệng lưỡi hay còn gọi là “nhiệt miệng” là những vết loét ở miệng có đặc điểm: nông, hình tròn hoặc oval với đáy màu xám, đau tại tổn thương. Loét áp-tơ miệng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất trong các loại loét miệng. Đây là bệnh gây ra nhiều những khó chịu cho bản thân người mắc và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
- Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân gây nên áp- tơ miệng lưỡi, phổ biên là do: Di truyền, chấn thương cơ học, sử dụng thuốc, thiếu máu, căng thẳng stress, do thay đổi nội tiết, do vi khuẩn, virus…
2. Triệu chứng:
– Xuất hiện các tổn thương loét đau ở miệng với vết loét nhỏ dưới 1cm, hình bầu dục hoặc tròn có bờ màu đỏ. Vị trí thường thấy ở phần niêm mạc phía trong của miệng. Khoảng 20 – 40% dân số bị loét áp tơ ít nhất một lần trong đời, nhiều người có thể bị tái phát rất nhiều đợt.
– Đau là triệu chứng gây khó chịu nhất đối với người bệnh và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh răng miệng.
– Bệnh cần được thăm khám chẩn đoán và chỉ định điều trị bởi bác sĩ sớm giúp các triệu chứng không tăng nặng và tăng hiệu quả điều trị.
– Người bệnh nên đến khám ngay khi thấy các triệu chứng như:
+ Sốt.
+ Sưng hạch bạch huyết.
+ Vết loét lớn bất thường.
+ Loét tiến triển và xuất hiện thêm các vết loét khác trước khi vết cũ lành.
+ Vết loét dai dẳng, kéo dài ba tuần hoặc nhiều hơn nữa.
+ Đau tăng mà không thể kiểm soát với các biện pháp tự chăm sóc tại nhà.
+ Cực kỳ khó khăn khi ăn hoặc uống, giao tiếp:
- Phòng ngừa áp tơ:
- Nên khám răng, miệng định kỳ để phát hiện và điều trị dứt điểm các tổn thương do răng gây ra.
- Tránh ăn uống các loại thức ăn có tính kích thích tại chỗ như: các loại mắm, ớt, tiêu, gia vị cay, đồ uống có cồn, cafein…
- Tránh các chấn thương ở miệng dù nhẹ như dùng bàn chải đánh răng nhẹ nhàng cẩn thận, tránh đồ ăn cứng..
- Tránh thức khuya đảm bảo ngủ đủ giấc, lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý trán mệt mỏi kéo dài dễ tái phát và tăng nặng bệnh.
- Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng nhiễm nấm và vi khuẩn, virus.
- Khám và điều trị chỉnh hình các bề mặt răng không đều. Bổ sưng sắt, folic acid hoặc vitamin B12 nếu bị thiếu.
- Bổ sung vitamin B12 có thể ngăn ngừa tái phát loét mặc dù giá trị B12 trong cơ thể bình thường.
- Trong trường hợp bạn bị viêm loét miệng thường xuyên, súc miệng bằng dung dịch chlohexidine 0,12% cũng là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả, đồng thời giúp ngăn ngừa bội nhiễm trong quá trình lành vết thương. Bên cạnh đó việc bồi dưỡng thể trạng tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, tập thể dục rèn luyện cũng giúp cơ thể khỏe mạnh nhanh khỏi bệnh và tránh tái phát.
Bs Bế Thị Thanh Hiền – Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai