Thuyết “cổng kiểm soát” của hệ thần kinh

Từ rất lâu các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng các yếu tố như suy nghĩ, cảm xúc, và sự mong đợi có thể tác động lên nhận thức của con người trong quá trình cảm nhận các cơn đau (thể chất & tinh thần). Nếu bạn nghĩ một thứ gì đó sẽ gây đau đớn cho mình, bạn có thể sẽ bị đau nhiều hơn. Nếu bạn đương lúc buồn bã hay sợ hãi, cơn đau trong bạn sẽ trở nên sâu sắc hơn so với lúc bạn bình thường.

Nguồn: Reference.com

 

Để giải thích tại sao các trạng thái tâm lý có thể ảnh hưởng lên nhận thức của con người về cơn đau, nhà nghiên cứu Ronald Melzack và Patrick Wall đã đề xuất một học thuyết có tên gọi là Thuyết Cổng Kiểm Soát vào đầu những năm 1960.

Học thuyết này cho rằng tủy sống có chứa “cổng” thần kinh, đây là cơ chế có thể cho phép hoặc chặn lại các tín hiệu thần kinh về cơn đau truyền lên não bộ.

Không giống như cổng bình thường mở đóng để cho phép mọi thứ qua lại, “cổng kiểm soát” trong tủy sống vận hành bằng cách tách biệt các loại bó sợ thần kinh có mang thông tin về các cơn đau. Các tín hiệu về cơn đau nào di chuyển qua các bó sợi thần kinh nhỏ thì được phép tiếp tục cuộc hành trình truyền tin, trong lúc đó các tín hiệu nào được gửi bằng bó sợi thần kinh lớn sẽ bị khóa/chặn lại. Thuyết cổng kiểm soát thường được sử dụng để giải thích hiện tượng ảo ảnh và các cơn đau mãn tính.

Cổng kiểm soát hoạt động như thế nào?

Sau khi gặp phải một chấn thương, các tín hiệu về cơn đau sẽ được truyền đến tủy sống và sau đó lên não. Melzack và Wall cho rằng trước khi được truyền lên bộ não, tín hiệu này phải đi qua những “cổng kiểm soát của hệ thần kinh”, cơ quan này kiểm soát và quyết định xem các tín hiệu có được phép truyền qua để đến não bộ hay không. Trong một số trường hợp, các tín hiệu được đi qua một cách dễ dàng và cơn đau trở nên sâu sắc hơn.

Trong một số trường hợp khác, các tín hiệu thông tin về cơn đau được giảm thiểu hoặc thậm chí là hoàn toàn bị ngăn không cho truyền lên não.

Cơ chế cổng kiểm soát này diễn ra tại sừng sau tủy sống. Các bó sợ thần kinh nhỏ (các bó sợi mang thông tin về cơn đau) và các bó sợi thần kinh lớn (các bó sợi bình thường tiếp nhận thông tin về sự tiếp xúc, áp lực và các giác quan xúc giác khác trên da) đều tham gia vào quá trình truyền tải thông tin qua 2 khu vực của sừng sau tủy sống.

Hai khu vực này, một là các tế bào chuyển tiếp mang thông tin từ tủy sống lên não bộ, hai là liên kết các neuron ức chế làm ngưng hoặc cản trở việc truyền đi các thông tin cảm giác.

Các bó sợi thần kinh nhỏ sẽ cản trở sự hoạt động của các liên kết neuron giúp thông tin được truyền lên não. Tuy nhiên, hoạt động của các bó sợ thần kinh lớn lại kích thích sự hoạt động của các neuron ức chế khiến việc truyền tải thông tin bị ngưng lại. Khi bó sợi lớn hoạt động nhiều hơn bó sợ nhỏ, con người sẽ ít cảm thấy đau hơn.

Melzack và Wall cho rằng quá trình này giải thích tại sao chúng ta lại có xu hướng xoa hay chà xát chỗ đau. Ví dụ khi bạn đập cẳng chân vào một cái bàn hay một cái ghế, bạn có thể ngừng lại để chà sát chỗ bị đau một lúc. Việc gia tăng thông tin cảm giác xúc giác trên da sẽ giúp cản trở hoạt động của bó sợi thần kinh đau, vì vậy mà ta cảm thấy ít đau hơn.

Thuyết cổng kiểm soát cũng thường được sử dụng để giải thích tại sao việc mát-xa và cọ sát tiếp xúc có thể giúp giảm đau trong sinh đẻ. Việc tiếp xúc trên da làm gia tăng hoạt động của bó sợi thần kinh lớn, từ đó tạo nên hiệu ứng cản trở đối với các tín hiệu thông tin về cơn đau.

Nguồn: https://www.verywell.com/what-is-gate-control-theory-2795208

Điều trị đau bằng các phương pháp vật lý trị liệu như Điện xung, giao thoa, siêu âm, máy kéo giãn cột sống, xoa bóp, tập vận động giúp xua tan các cơn đau mang lại chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Liên hệ tư vấn: Bộ phận Phục hồi chức năng- BVĐK tỉnh Lào Cai (Tầng 7 tòa nhà B2)

Người viết: BSCKI Nguyễn Văn Thắng

Chia sẻ ngay