Bệnh vảy nến khi mang thai có nguy cơ nặng hơn. Vấn đề dùng thuốc thế nào nào an toàn cho mẹ và thai nhi?
Hiện có 3 phương pháp điều trị vảy nến chính là:
- Liệu pháp tại chỗ
- Liệu pháp ánh sáng
- Liệu pháp toàn thân.
Điều trị bệnh vảy nến ở phụ nữ mang thai cơ bản tương tự như người bình thường, nhưng cần cân nhắc một số thuốc gây rủi ro cho thai nhi.
- Các thuốc có thể dùng trị vẩy nến khi mang thai
+ Kháng viêm steroid có thể dùng bôi bên ngoài theo hướng dẫn của bác sĩ.
+ Kem dưỡng ẩm, chất làm mềm, giảm ngứa.
+ Liệu pháp quang ánh sáng hiện đang được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh vảy nến. Song quang ánh sáng có nhiều cách, với phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng liệu pháp quang trị liệu UVB.
Quang trị liệu UVB được chỉ định cho bệnh nhân bị vẩy nến ở mức độ trung bình đến nặng. Với liệu pháp ánh sáng này, bệnh nhân được phơi da với nguồn sáng UVB nhân tạo. Việc điều trị sẽ được tiến hành thường xuyên tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế trong một khoảng thời gian định sẵn.
Lưu ý: Khi sử dụng liệu pháp này không sử dụng các loại thuốc, kem bôi ngoài da có thể làm tăng nguy cơ cháy nắng.
Không dùng thuốc, kem bôi ngoài da có thể làm tăng nguy cơ cháy nắng khi sử dụng liệu pháp UVB.
+ Thuốc cyclosporine là thuốc ức chế miễn dịch, có chỉ định trong điều trị bệnh vảy nến mảng lan rộng khó chữa. Thuốc được chỉ định khi các liệu pháp các tỏ ra không hiệu quả hoặc bệnh nhân có chống chỉ định với các liệu pháp khác.
+ Thuốc sinh học kháng TNF (adalimumab, etanercept và infliximab) có thể dùng được khi bệnh vảy nến nặng và các liệu pháp khác không hiệu quả.
Cả hai loại thuốc cyclosporine và kháng TNF cần cân nhắc kỹ trước khi điều trị.
Thuốc Cyclosporine 25 mg
- Các thuốc không nên dùng
+ Tazarotene (là một sản phẩm của retinoid): Sử dụng trong hỗ trợ điều trị và chăm sóc da. Thuốc có tác dụng loại bỏ vảy, giảm tình trạng sưng viêm, do đó cũng được phê duyệt sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên không được dùng cho phụ nữ mang thai.
+ Coal tar (là dẫn xuất của than đá): Đây là sản phẩm không kê toa. Thuốc có nhiều dạng khác nhau như gel, kem, mỡ, dầu gội đầu, xà phòng… Công dụng chính là kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, chống ngứa, kháng lại sự tăng sinh tế bào sừng và tế bào gai.
+ Methotrexate là thuốc ức chế miễn dịch, làm giảm đi một phần khả năng miễn dịch của cơ thể, được chỉ định trong điều trị các bệnh lý tự miễn.
Thuốc cũng giúp dự phòng các đợt cấp của bệnh lý tự miễn và giúp kiểm soát triệu chứng, nhưng không dùng methotrexate khi mang thai do nguy cơ quái thai, xảy thai cao.
Thuốc cũng không được dùng khi cho con bú vì có thể cản trở quá trình trao đổi chất của tế bào ở trẻ bú mẹ. Nên tránh mang thai trong 3 tháng đầu sau khi ngừng thuốc.
+ Liệu pháp ánh sáng PUVA (Psoralen + UVA ): UVA còn gọi là tia cực tím A cũng được tìm thấy trong ánh sáng mặt trời. UVA chỉ phát huy hiệu quả tốt khi được kết hợp chung với thuốc psoralen (một loại thuốc có tác dụng làm tăng tính nhạy cảm của da với ánh sáng). Liệu pháp PUVA có hiệu quả tốt với các trường hợp bị vẩy nến thể mảng hoặc bị bệnh ở khu vực lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nó có khả năng làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của các tế bào da bị bệnh, đồng thời cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Tuy nhiên sử dụng liệu pháp này cho phụ nữ mang thai vẫn còn nhiều tranh cãi. Do đó vẫn không nên sử dụng.
+ Các thuốc sinh học kháng thể đơn dòng nhắm vào interleukin (IL) như IL 12/23 hay IL-17 thì không nên dùng. Bởi các dữ liệu về sự an toàn của thuốc trong thai kỳ chủ yếu giới hạn trong nghiên cứu trên động vật, chưa có dữ liệu nhiều chứng minh về sự an toàn ở phụ nữ mang thai.