Sốt xuất huyết “rờ tới” khiến nhiều gia đình lao đao. Ngành y tế cũng đã rất nỗ lực phun thuốc, tuyên truyền về bệnh nhưng tại sao vẫn chưa kiểm soát được dịch?


Bệnh nhân sốt xuất huyết nằm tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Giadinh.net

Tại cuộc họp gia ban phòng chống dịch chiều 25/8 tại Bộ Y tế, con số mắc sốt xuất huyết trên cả nước được đưa ra là: 100.000 ca mắc, 26 trường hợp tử vong.

Tại cuộc họp gia ban phòng chống dịch chiều 25/8 tại Bộ Y tế, con số mắc sốt xuất huyết trên cả nước được đưa ra là: 100.000 ca mắc, 26 trường hợp tử vong.

Hà Nội chiếm 1/5 số ca mắc cả nước với trên 20.000 ca. Tiếp theo là TP.HCM với gần 19.000 ca. Tiếp theo là các tỉnh thành: Bình Dương (7.000 ca) và Đà Nẵng (gần 5.500 ca). Như vậy, dịch sốt xuất huyết đã rải rộng từ Bắc đến Nam, số mắc nhiều nằm ở các thành phố lớn – nơi mật độ dân cư đông.

Nhìn nhận về dịch sốt xuất ở Hà Nội, đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt xuất huyết trên địa bàn vẫn phức tạp là do tại nhiều khu vực người dân không hợp tác phun hóa chất. Cụ thể, gần 50% người dân không hợp tác, 35% người dân chỉ cho phun tầng 1.

Giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết sau 24 giờ phun hóa chất cho thấy 100% muỗi gây sốt xuất huyết bị tiêu diệt. Tuy nhiên, bọ gậy tại các gia đình vẫn còn nhiều, và chỉ sau 1-2 tuần, đây sẽ là nguồn gây sốt xuất mới.


Cùng với diệt muỗi, người dân nên đề phòng các ổ bọ gậy ở những dụng cụ chứa nước. Trong ảnh
là chuyên gia phát hiện bọ gậy ở lọ cắm cây phất lộc trong gia đình người dân. Ảnh: Vnexpress

Từ đầu tháng 8, khi con số mắc sốt xuất huyết trên cả nước mới ở con số 80.555 ca, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nêu vấn đề: Chính phủ và Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt, tiền và phương tiện không thiếu mà dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn gia tăng mạnh. Và chính Bộ trưởng đã thừa nhận: “Chống dịch chưa triệt để nên hiệu quả chưa cao”.

Còn theo đại diện của Sở Y tế Hà Nội, mặc dù đã quyết liệt nhưng không thể kiểm soát dịch bệnh vì thời tiết mưa nhiều, nắng xong lại mưa, môi trường ẩm ướt, mật độ di cư, di dân lớn… Tại các khu dân cư, khi cán bộ y tế đến phun thuốc thì nhiều gia đình không có ai ở nhà do họ khóa cửa đi học, đi làm, trong khi thuốc diệt muỗi không thể phun vào buổi tối.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết trong khoảng 30 năm trở lại đây sốt xuất huyết tăng gấp 30 lần ở nhiều quốc gia trên thế giới chứ không riêng Việt Nam. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch ở Việt Nam vẫn chưa có sự tham gia của các bộ ngành mà vẫn chủ yếu là ngành y tế.

                                                                     Theo Đời sống Plus/GĐVN


Chia sẻ ngay