Loạn năng khớp thái dương hàm là rối loạn liên quan đến các cơ nhai, đến khớp thái dương hàm hoặc cả hai. Loạn năng khớp thái dương hàm không chỉ gây ra tiếng kêu khi người bệnh mở miệng hoặc nhai mà chúng còn gây đau đớn, khó chịu. Những biểu hiện của căn bệnh này thường không rõ ràng, thoáng qua, thậm chí có người tự nhiên khỏi, chính vì thế hầu hết mọi người không mấy quan tâm. Bệnh tuy không gây tử vong nhưng nếu phát hiện chậm sẽ rất khó điều trị và gây ra nhưng khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể.

Các triệu chứng có thể nhận biết khi bị loạn năng khớp thái dương hàm:

  • Có cảm giác đau hoặc mỏi ở vùng cơ hàm khi nói chuyện, khi ăn, nhai, há miệng, siết chặt hai hàm, nhai thức ăn cứng…
  • Cảm giác đau ở các cơ nhai: vùng góc hàm, vùng dưới hàm.
  • Đau vùng trước tai, đau trong tai.
  • Đau vùng thái dương, các cơ vùng cổ-vai-gáy.
  • Tiếng kêu lục cục khi há hoặc ngậm miệng.
  • Đau nhức đầu, đau nửa đầu.
  • Cứng khớp hàm: khó khăn khi há miệng lớn, khi há lớn có thể lệch hàm.

Đau là triệu chứng nổi bật nhất của loạn năng khớp thái dương hàm và thường khiến cho người bị loạn năng khớp tìm đến bác sĩ, có thể đau nhẹ âm ỉ kéo dài đến đau chói.

 NGUYÊN NHÂN: Các lý do chính bao gồm:

  – Bất thường về răng: mất răng, các răng lân cận bị xô lệch, sai khớp cắn, răng khôn mọc lệch…

  – Chấn thương khớp do tai nạn

  – Tật nghiến răng

  Đôi khi bệnh có thể liên quan tới nghề nghiệp như nhạc sĩ violon, người trực tổng đài phải kẹp điện thoại thường xuyên vào cổ…

  1. Điều trị nội khoa Điều trị nội khoa hay điều trị thuốc chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tuỳ thuộc triệu chứng mà sử dụng các loại thuốc khác nhau.

 2. Điều trị nắn khớp

 3. Vật lý trị liệu

4.  Máng nhai

5.  Điều chỉnh khớp cắn đơn giản bằng mài chỉnh hay tái tạo hướng dẫn răng nanh

 6. Tái tạo khớp cắn toàn bộ bằng phục hình răng hay chỉnh nha

7.  Phẫu thuật nội soi khớp đơn giản

8.  Phẫu thuật nội soi khớp phức tạp và vi phâu thuật tạo hình khớp

MỘT SỐ BÀI TẬP TRỊ LIỆU BAN ĐẦU

CHO BỆNH NHÂN LOẠN NĂNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

A. BÀI TẬP GIẢN CƠ:

1. Giản nhóm cơ nâng hàm:

– Đặt bàn tay chống cằm để cản lại lực há của hàm dưới

– Há miệng từ từ đến tối đa (không gắng sức)

– Giữ ở tư thế đó 5 giây, sau đó ngậm miệng lại từ từ

– Lặp lại 5 lần, thực hiện lúc nghỉ ngơi trong ngày.

Description: https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRHmDcatTWGX-_NjV-cpSQTgiLu4TvZynvxssvEoytv05LdpQmFcQ

2. Giản nhóm cơ đưa hàm sang bên:

– Đặt bàn tay trái lên mặt bên trái để cản lại lực đưa hàm dưới qua trái.

– Đưa hàm dưới qua trái tối đa (không gắng sức)

– Giữ ở tư thế đó 5 giây, sau đó đưa hàm về vị trí bình thường

– Thực hiện tương tự các bước trên đối với bên phải.

– Lặp lại 5 lần, thực hiện lúc nghỉ ngơi trong ngày.

Description: http://www.edcampchiropractic.com/wp-content/uploads/2010/04/TMJLateralPRessResistance3-230x300.jpg

B. BÀI TẬP VẬN ĐỘNG KHỚP Ở VỊ TRÍ TƯƠNG QUAN TÂM:

– Ngậm miệng, răng hai hàm chạm nhẹ.

– Đưa đầu lưỡi chạm vào mặt trong răng cửa trên

– Đưa đầu lưỡi di chuyển về phía khẩu cái mềm (lưỡi gà) và giữ lưỡi ở tư thế đó.

– Di chuyển hàm dưới xuống từ từ đến tối đa sao cho 2 môi vẫn chạm hờ, đầu lưỡi vẫn chạm vào khẩu cái mềm.

– Giữ ở tư thế đó 5 giây, sau đó ngậm miệng lại từ từ

– Lặp lại trong 5 phút, ngày 2 lần (sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ).

Để phòng bệnh loạn năng khớp thái dương hàm cần phải có cuộc sống điều hoà, làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ.

– Tránh suy nghĩ gây căng thẳng, khi ăn nên tránh các thức ăn quá dai.

– Tăng cường tập thể dục để nâng cao sức đề kháng. Cuối cùng cần chú ý đến những biểu hiện như: đau mỏi hàm, há miệng kêu lục cục hoặc không há miệng được … để kịp thời đi khám tại các cơ sở chuyên khoa.

Cao Ngọc Thúy – Khoa Răng hàm mặt

Nguồn sưu tầm

Chia sẻ ngay