– Khám lâm sàng: phần lớn các trường hợp, thầy thuốc có thể biết là loại loạn nhịp nhanh hay chậm, nhịp tim có đều hay không. Ngoài ra không thể phân biệt được cụ thể loại loạn nhịp.

– Ghi điện tâm đồ: sẽ giúp thầy thuốc nhiều hơn, nó có thể cho thấy đặc điểm điện học của từng loại rối loạn nhịp. Tất nhiên, loạn nhịp tim phải xảy ra vào thời điểm điện tâm đồ được ghi thì mới có thể lượng giá được. Khó khăn thay, không phải lúc nào ta cũng có thể “bắt” được cơn rối loạn nhịp.

– Máy ghi Holter điện tâm đồ: Là thiết bị đã được sử dụng trong nhiều năm nay. Máy được người bệnh đeo vào người với các điện cực gắn trên thành ngực, điện tâm đồ được ghi lại liên tục trong suốt thời gian mang máy. Kết quả sẽ được phân tích bằng máy tính và in ra thành bản ghi để đánh giá. Ưu điểm của thiết bị là giúp theo dõi điện tâm đồ liên tục trong vòng từ 24 giờ đến 48 giờ, có thể ghi lại được những cơn rối loạn nhịp mà người bệnh không để ý đến.

– Thăm dò điện sinh lý học tim: được áp dụng trong trường hợp các phương pháp trên không đem lại kết quả, được tiến hành tại bệnh viện trong phòng thông tim. Người ta sử dụng các ống thông luồn vào quả tim theo đường động hoặc tĩnh mạch để ghi lại một cách chính xác hoạt động điện học của quả tim. Một số trường hợp còn dùng ống thông kích thích hệ thống dẫn truyền của tim để phát hiện các rối loạn nhịp.

Bạn đang gặp tình trạng tim đập nhanh, tim đập chậm, loạn nhịp, đau tức ngực, khó thở. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số điện thoại: 081 420 1993

———————-

TRUNG TÂM TIM MẠCH – BVĐK TỈNH LÀO CAI

Tầng 3, toà nhà 7 tầng hoặc Phòng khám ngoại trú Tim mạch (Tầng 2, khoa Khám bệnh)

Tổng đài đặt lịch hẹn: 0214 3758 993 hoặc 081 420 1993

 

Chia sẻ ngay