Đây là nội dung tại Thông tư 20/2021/TT-BYT về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
Theo đó, chất thải y tế nguy hại gồm hai loại (chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm).
– Chất thải lây nhiễm, trong đó bao gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn như kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ;
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn như bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chưa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh;
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao như mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên;
Các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B.
+ Chất thải giải phẫu như mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm.
– Chất thải nguy hại không lây nhiễm như hóa chất thải bỏ có thành phần nguy hại, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất…
Thông tư 20/2021/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 10/01/2022 và thay thế Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015.
Nghiêm Giang – Tổ CTXH