Hội chứng ống cổ tay chiếm đến 90% các trường hợp chèn ép mạn tính thần kinh ngoại vi.
Là sự chèn ép dây TK giữa khi nó băng qua phía dưới dây chằng ngang cổ tay dẫn tới chèn ép cơ học và thiếu máu cục bộ
Thường gặp ở bệnh nhân nữ giới(70%), trên 40 tuổi.
*Nguyên nhân:
Phần lớn là vô căn
Biến thể giải phẫu (hẹp bẩm sinh của đường hầm cổ tay, tồn tại ĐM giữa, cơ phụ); Sau chấn thương.
Rối loạn nội tiết
Do các tổn thương choán chỗ nằm trong đường hầm cổ tay.
*Giải phẫu ống cổ tay bình thường:
* Các triệu chứng thường gặp:
Biểu hiện của hội chứng ống cổ tay (viêm, đau, hẹp…) khá đa dạng do dây thần kinh giữa là dây thần kinh hỗn hợp: cảm giác, vận động và thần kinh thực vật. Bên cạnh đó, vì dây thần kinh giữa đi từ các rễ thần kinh cột sống cổ nên đôi khi các triệu chứng có thể bị lẫn lộn nhau hoặc cùng bị chèn ép dẫn tới tình trạng “chèn ép kép”.
Bệnh có thể gây ra các dấu hiệu sau:
- Rối loạn về cảm giác
Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì tay, dị cảm, đau buốt do kim châm hoặc rát bỏng ở vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón áp út), các triệu chứng này biểu hiện từ cổ tay đến các ngón tay. Triệu chứng về cảm giác thường tăng về đêm, làm cho người bệnh thức giấc, gây mất ngủ. Các động tác gấp hoặc ngửa cổ tay quá hoặc tỳ đè lên vùng ống cổ tay như đi xe máy cùng làm cảm giác tê tăng lên, triệu chứng giảm đi khi ngừng vận động, nghỉ ngơi, vẩy tay.
- Rối loạn về vận động
Triệu chứng này xuất hiện trong giai đoạn muộn của bệnh do dây thần kinh giữa bị rối loạn vận động. Một số biểu hiện thường là cầm nắm khó, các động tác khéo léo của bàn tay giảm, hay đánh rơi đồ vật.
Biến chứng của hội chứng đường hầm cổ tay
Tình trạng chèn ép thần kinh giữa kéo dài khiến người bệnh bị hẹp ống cổ tay, gây đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, nặng hơn có thể gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay.
Việc nắm chắc các triệu chứng lâm sàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp với các thăm dò hình ảnh và điện sinh lý thần kinh để làm cơ sở chẩn đoán và điều trị.
*Một số dấu hiệu trên siêu âm:
– Giá trị ngưỡng: Đo diện tích thần kinh giữa ngay
trước đường hầm cổ tay nếu ≥ 10 mm2 và chẩn đoán chắc chắn khi ≥ 12 mm2.
-Cấu trúc hồi âm: Ở mặt cắt ngang, thần kinh giữa mất cấu trúc sợi trục ( cấu trúc hình tổ ong ).
-Ở mặt cắt dọc: Thần kinh giữa to ra ở phần gần và phần xa – nhỏ lại ở vị trí bị chèn ép bởi dây chằng vòng gân gấp (giống hình quả tạ).
– Dấu hiệu Notch Sign: Là dấu hiệu thần kinh giữa phù nề như củ hành đoạn sát bờ gần ống cổ tay và dẹt đoạn trong ống cổ tay khi cắt dọc.
-Trên siêu âm Doppler: Có sự tăng tưới máu (có sự tương quan giữa mức độ tăng tưới máu và độ nặng của Hội chứng ống cổ tay).
*Biện pháp phòng ngừa hội chứng ống cổ tay:
– Vận động và nghỉ ngơi đúng cách để giảm thiểu các căng thẳng, áp lực lên cổ tay là cách phòng ngừa hữu hiệu để giảm thiểu khả năng mắc bệnh.
– Đến viện khi có các triệu chứng kể trên để được khám, chẩn đoán và điều trị hợp lí.
Bs. Lương Ngọc Đích – Khoa Chấn đoán hình ảnh, bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai