Hộ cận nghèo là đối tượng được nhà nước hỗ trợ một phần chi phí đóng BHYT thì đóng phần còn lại ở đâu?

Tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục I Phần B Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 quy định như sau:

PHẦN B. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. Lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN

3 Tên thủ tục hành chính

Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT

3.2 Cách thức thực hiện

1. Nộp hồ sơ

a) Người tham gia: nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

– Thông qua dịch vụ bưu chính công ích;

– Nộp trực tiếp cho UBND xã (người tham gia được Ngân sách nhà nước đóng BHYT; người tham gia được tổ chức BHXH đóng BHYT);

– Nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp (Người tham gia được tổ chức BHXH đóng BHYT; Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT; Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng hoặc tham gia BHYT theo hộ gia đình);

– Nộp trực tiếp cho Đại lý thu: Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng hoặc tham gia BHYT theo hộ gia đình;

– Nộp trực tiếp cho nhà trường: Học sinh, sinh viên.

b) UBND xã/đại lý thu/nhà trường: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH, cụ thể:

– Thông qua dịch vụ bưu chính công ích;

– Nộp trực tiếp;

– Thông qua giao dịch điện tử: Lập hồ sơ điện tử bằng phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.

2. Nộp tiền

a) Người tham gia

– Người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: nộp tiền cho Đại lý thu hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH theo phương thức đăng ký hoặc nộp qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh.

– Học sinh, sinh viên: nộp tiền cho nhà trường

b) UBND xã/Đại lý thu/nhà trường

Nộp số tiền đã thu của người tham gia cho cơ quan BHXH theo quy định. Trường hợp giao dịch điện tử, nộp tiền đóng thông qua tài khoản ngân hàng.

3. Nhận kết quả giải quyết:

a) Người tham gia BHYT hộ gia đình nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH nhận kết quả theo các hình thức đăng ký.

b) Người tham gia nộp hồ sơ cho UBND xã, Đại lý thu/nhà trường: nhận kết quả qua UBND cấp xã, Đại lý thu/nhà trường.

Như vậy, hộ cận nghèo là đối tượng được nhà nước hỗ trợ một phần chi phí đóng BHYT thì đóng phần còn lại cho Đại lý thu hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH theo phương thức đăng ký hoặc nộp qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh.

Hộ cận nghèo là đối tượng được nhà nước hỗ trợ một phần chi phí đóng BHYT thì đóng phần còn lại ở đâu?

Hộ cận nghèo là đối tượng được nhà nước hỗ trợ một phần chi phí đóng BHYT thì đóng phần còn lại ở đâu? (hình từ internet)

Sau khi được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế thì hộ cận nghèo cần đóng thêm bao nhiêu?

Theo điểm a khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định hộ cận nghèo là một trong những đối tượng phải đóng bảo hiểm y tế.

Dẫn chiếu đến Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về mức đóng như sau:

Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:

i) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng;

Như vậy, hộ cận nghèo sau khi được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế thì cần đóng thêm bao nhiêu nếu đóng tối đa 6% mức lương cơ sở.

Lưu ý: Mức đóng này áp dụng khi đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Thế nào là hộ cận nghèo?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025

2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025

a) Chuẩn hộ nghèo

– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

b) Chuẩn hộ cận nghèo

– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

c) Chuẩn hộ có mức sống trung bình

– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.

– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

d) Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội khác giai đoạn 2022 – 2025.

Theo đó, hộ cận nghèo là hộ gia đình đáp ứng tiêu chí sau:

– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Theo: Thuvienphapluat

Chia sẻ ngay