Rác thải nhựa là những đồ dùng, vật dụng làm bằng nhựa bị thải ra ngoài môi trường sống sau quá trình sử dụng chúng và có thể phân hủy dưới ánh nắng mặt trời, nhưng để chúng phân hủy rất lâu, phải đến hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm. Trong khi chờ các sản phẩm này phân hủy, con người phải sống song song cùng rác thải nhựa và tiêu thụ các chất độc hại từ nhựa thông qua chuỗi thức ăn…

Vậy, một số giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế như sau:

Một là:  Đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào việc lập kế hoạch mua sắm, lựa chọn các sản phẩm có tính thân thiện với môi trường, hạn chế các sản phẩm dùng một lần từ nhựa.

Hai là

– Tăng cường sử dụng vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ đóng gói làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng, tái chế (găng tay, mũ trùm đầu, bọc giày, khẩu trang bằng giấy hoặc vải, khay inox đựng dụng cụ tế, dịch truyền bằng thủy tinh).

– Thực hiện đúng chỉ định, hiệu quả các vật tư, dụng cụ y tế làm bằng nhựa chưa thể thay thế được. Sử dụng thuốc bằng đường uống thay bằng đường tiêm nếu có thể. Ứng dụng kỹ thuật số trong chụp CT/XQ/MRI…để hạn chế in phim.

Ba là

– Thay thế chai thủy tinh trong hội nghị, hội thảo, giao ban, cuộc họp, đào tạo, tập huấn…

– Sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, đồ dùng cung cấp suất ăn cho người bệnh, người nhà, nhân viên y tế và các vật dụng khác sử dụng cho mục đích sinh hoạt làm từ giấy, thủy tinh, tre, nứa, nilon… thân thiện với môi trường.

– Sử dụng túi giấy trong cấp phát thuốc.

Bốn là: Thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa để thu gom, tái chế và xử lý đúng quy định. Sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường

Năm là: Tổ chức ký cam kết “Chống rác thải nhựa” giữa Giám đốc bệnh viện với các trưởng khoa/phòng; ký cam kết giữa trưởng khoa/phòng với toàn thể nhân viên trong bệnh viện và tổ chức thực hiện nghiêm túc, không hình thức.

Sáu là: Tăng cường công tác truyền thông để thay đổi nhận thức, hình thành thói quen cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần, giúp hạn chế việc phát sinh chất thải nhựa.

Bảy là: Phát động phong trào thi đua và vận động mỗi công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thực hiện giảm thiểu, tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy; thực hiện nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động của Bệnh viện.

Chất thải nhựa không chỉ gây ảnh hưởng trong các cơ sở y tế, mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, xã hội.  Chính vì thế, mỗi người dân nên có các giải pháp cá nhân để hạn chế rác thải nhựa nhằm hướng tới mục tiêu “tiêu dùng xanh”, trước hết là bảo vệ đời sống chính bản thân và gia đình mình, bảo vệ môi trường sống xung quanh tạo một môi trường “sống xanh”, góp phần nâng cao ý thức xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống!

Vũ Thùy Linh – KSNK

Chia sẻ ngay