Lipid máu bao gồm các acid béo tự do, tryglyceride, cholesterol tự do, cholesterol ester hóa và phospholipid.
Rối loạn lipid máu là kết quả một quá trình chuyển biến sinh học kéo dài, chúng diễn ra từ từ và thường không thể nhận biết được trừ khi xét nghiệm mỡ trong máu. Do vậy, khi rối loạn lipid máu hình thành, triệu chứng đặc trưng rất nghèo nàn. Rối loạn chuyển hóa lipid máu bao gồm các rối loạn thành phần trong chuyển hóa lipid.
– Tăng tryglyceride huyết tương >1.88mmol/l
– Tăng cholesterol huyết tương >5.2mmol/l
– Tăng LDL-lipoprotein (tỷ trọng thấp) >3.4mmol/l
– Giảm HDL- lipoprotein (tỷ trọng cao <1mmol/l
LDL có nhiệm vụ cận chuyển cholesterol đến các mô, khi lượng LDL tăng cao
có nguy cơ tích tụ cholesterol ở thành mạch gây xơ vữa động mạch. HDL có nhiệm vụ ngược lại, vận chuyển cholesterol từ các mô (thành mạch) về gan để chuyển hóa rồi đào thải qua mật.
Chế độ ăn nhiều acid béo no gây tăng cholesterol máu, chế độ ăn nhiều acid
béo chưa no làm giảm cholesterol máu. Các acid béo thể Trans (thể đồng phân xuất
hiện khi hydrogen hóa các acid béo chưa no trong ống tiêu hóa gia súc hoặc quy trình công nghiệp) có nhiều trong mỡ, sữa động vật ăn cỏ. Acid béo thể Trans làm tăng tỷ lệ LDL/HDL làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành cao gấp hai lần so với chất béo bão hóa
Tóm lại: Tổng số chất béo không quan trọng bằng thể loại chất béo đối với
bệnh tim mạch, đặc biệt là acid béo thể Trans. Lượng LDL càng cao thì tỷ lệ xơ vữa
động mạch càng lớn, lượng HDL càng cao thù tỷ lệ này lại càng nhỏ. Khi tỷ lệ
LDL/HDL lớn hơn 5 thì nguy cơ bị bệnh mạch vành càng cao.
Lời khuyên chế độ ăn với người rối loạn chuyển hóa lipid máu
1.Tăng acid béo omega 3 bằng cách ăn cá từ 2 – 3 lần/tuần.
2. Chế độ ăn nên duy trì trung bình dưới 300mg/ngày. Những người có cholesterol
máu cao không nhất thiết phải kiêng hẳn trứng mà chỉ nên ăn 1 – 2 quả/ tuần.
3. Giảm chất béo từ động vật (bơ, mỡ). Tăng dầu thực vật, giảm ăn thịt, sử dụng thịt ít béo và sản phẩm sữa để thay thế chất béo. Tăng sử dụng các sản phẩm từ đậu nành.
4. Sử dụng cám hạt ngũ cốc là một phần của chế độ ăn làm giảm lượng chất béo để
góp phần làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành tim.
5. Tăng cường sử dụng chất chống oxy hóa bằng cách ăn nhiều rau quả hàng ngày.
6. Các thực phẩm chính để lựa chọn vào khẩu phần ăn nhằm chống tác dụng oxy hóa độc hại của gốc tự do gồm:
– Thức ăn giàu vitamin E: Giá đỗ, dầu thực vật.
– Thức ăn giàu β – caroten: cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, rau có màu xanh thẫm.
– Thức ăn giàu vitamin C: các loại rau quả nói chung.
– Thức ăn giàu selen: rau ngót, rau muống, bắp cải…
7. Dùng dầu lạc, dầu oliu, dầu đỗ tương thay cho mỡ mà nên bổ sung dầu cá vì chứa nhiều acid béo chưa no.
– Loại bỏ thức ăn nhiều acid béo chưa no như mỡ, bơ, nước luộc thịt và thực phẩm có nhiều cholesrerol như: óc, lòng, phủ tạng, trứng, đồ hộp béo.
+ Hạn chế uống rượu, các loại nước có cồn.
Biên soạn: ThS.BS Lê Huy Lực – Trưởng khoa Dinh dưỡng