Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tăng nồng độ glucose máu mãn tính cùng với các rối loạn cacbonhydrat, protein, lipid do thiếu hụt insulin.

 ĐTD typ 1 do tế bào beta bị phá hủy dẫn tới thiếu hụt insulin

ĐTĐ typ 2 do có kháng insulin hoặc thiếu hụt insulin hoặc cả hai. Đây là thể hay gặp nhất, chiếm tới 95% các trường hợp ĐTĐ.

ĐTĐ thai nghén, khởi phát khi mang thai, chiếm 7% PNCT

BIẾN CHỨNG:

Biến chứng cấp tính: Nhiễm toan ceton, nhiễm toàn acid lactic, tăng áp lực thẩm thấu, hạ đường huyết

Biến chứng mãn tính:

– Bệnh mạch máu lớn: xơ vữa mạch vành, mạch não; bệnh máu ngoại vi

– Bệnh mạch máu nhỏ: bệnh võng mạc, bệnh lý cầu thận

– Bệnh lý thần kinh: thần kinh giác quan-vận động, thần kinh tự động.

– Bệnh phối hợp giữa thần kinh và mạch máu: loét ổ gà, loét chân.

BA BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH ĐTĐ:

1. Điều trị bằng thuốc hạ đường huyết

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế đường

3. Tăng cường vận động thể lực để để tăng cường sức khỏe và giúp tiêu bớt lượng đường trong máu.

MỤC TIÊU CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

– Cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng cho cơ thể

– Không làm tăng nhanh đường máu sau ăn

– Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

– Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, suy thận.

– Đơn giản, không quá đắt tiền, phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương.

– Không thay đổi quá nhanh, quá nhiều cơ cấu bữa ăn

– Không nên quá kiêng khem mà cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, chất xơ…

– Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng

– Năng lượng: 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày; Protid: 15- 20%; Glucid: 55- 65%; Lipid: 20- 30% tổng năng lượng

– Lượng chất xơ: 20- 25 g.

– Số bữa ăn: 4- 6 bữa/ngày.

LỜI KHUYÊN VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

Do bệnh ĐTĐ là bệnh mạn tính có liên quan đến lối sống, cho nên để đạt được các mục tiêu trên người bệnh cần phải xây dựng một kế hoạch dài hạn để thực hiện “liệu pháp dinh dưỡng” cho mình kể cả việc phải thay đổi lối sống.

Khi áp dụng kế hoạch dài hạn, phải thay đổi lối sống thay đổi cách ăn uống, người bệnh sẽ cảm thấy bực bội, khó chịu đặc biệt chế độ ăn của họ phải thay đổi khi họ có các bệnh mãn tính khác như tăng huyết áp, suy thận … Do đó người bệnh cần có sự chuẩn bị tinh thần cho một sự thay đổi lâu dài.

Khi người bệnh đã hạ quyết tâm áp dụng kế hoạch dài hạn, thay đổi lối sống thay đổi cách ăn uống, thì đường huyết sẽ được kiểm soát tốt, còn khi đường huyết vẫn chưa được kiểm soát cũng thì không có nghĩa là thất bại, mà chỉ là do chúng ta thực hiện chưa đúng và cần thực hiện lại đồng thời với dùng thuốc và chế độ vận động đúng.

1.Lựa chọn thực phẩm

a. Thực phẩm nên dùng

– Các loại gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn… Nên chọn: gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo trắng, bún, phở, bánh đúc…

– Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương (đậu phụ, đậu nành…)

– Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như: thịt nạc, cá nạc, tôm…

– Dầu thực vật (dầu nành, dầu vừng…).

– Ăn đa dạng các loại rau.

– Các loại rau có hàm lượng đường ít, trung bình: gioi, thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín…

– Chọn các loại sữa có chỉ số đường huyết thấp: Glucerna, Gluvita, Nutrien diabetes….

b. Thực phẩm hạn chế dùng

– Miến dong, bánh mỳ trắng.

– Khoai củ chế biến dưới dạng nướng.

– Phủ tạng động vật như: tim, gan, bầu dục… Mỡ động vật.

– Các loại quả có hàm lượng đường cao: táo, na, nhãn, vải, mít, chuối, hồng xiêm

c. Thực phẩm không nên dùng:

– Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường.

– Các loại quả sấy khô.

– Rượu, bia, nước ngọt có đường…

2. Chế biến thực phẩm

– Các loại khoai củ: không chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao.

– Hạn chế các loại nước quả ép, xay sinh tố: nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.

3. Chú ý khi lựa chọn thực phẩm đối với người bệnh ĐTĐ:

Khi lựa chọn thực phẩm cần để ý đến Chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm. Chỉ số đường huyết của thực phẩm là một chỉ số dùng cho thực phẩm, không phải chỉ số đường máu trong phiếu xét nghiệm của người bệnh tiểu đường. Các loại thực phẩm giả sử chứa cùng một lượng đường nhưng sau khi ăn sẽ tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm đó. Chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu để lựa chọn thực phẩm. Các thực phẩm với chỉ số đường huyết thấp làm tăng đường máu từ từ và thấp sau ăn. Các thực phẩm với chỉ số đường huyết cao làm đường máu tăng nhanh và cao sau ăn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của thực phẩm bao gồm lượng đường, loại đường có trong thực phẩm đó, quá trình nấu và chế biến thực phẩm. Có vài nghiên cứu chỉ ra là hàm lượng chất xơ có thể coi là chỉ điểm thay thế cho chỉ số đường huyết của thực phẩm. Các thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là loại hòa tan, có chỉ số đường huyết thấp.

Nhóm thực phẩm có GI ≥ 70, chỉ số đường huyết cao (làm tăng đường huyết nhanh chóng) nhóm thực phẩm này người ĐTĐ cần tránh.

Nhóm thực phẩm có GI từ 56 – 69, chỉ số đường huyết trung bình: những thực phẩm cần hạn chế.

Nhóm thực phẩm có GI ≤ 55, chỉ số đường huyết thấp (làm tăng đường huyết chậm), khuyến cáo người ĐTĐ nên sử dụng nhóm thực phẩm này.

Bên cạnh đó, đường huyết không chỉ thay đổi theo GI mà còn phụ thuộc vào tổng đường trong thực phẩm. Thực tế, người bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng các thực phẩm có GI cao nếu ăn với lượng nhỏ. Ví dụ: dưa hấu có GI cao, xoài có GI thấp. Tuy nhiên lượng tinh bột trong 100g xoài gấp 5 – 6 lần dưa hấu. Do vậy, nếu bạn chỉ ăn 1 lượng nhỏ dưa hấu thì sẽ tốt hơn bạn ăn nhiều xoài.

Không nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc, nên ăn phối hợp các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

Nhóm thực phẩm có GI ≥ 70, chỉ số đường huyết cao (làm tăng đường huyết nhanh chóng) nhóm thực phẩm này người ĐTĐ cần tránh.

Nhóm thực phẩm có GI từ 56 – 69, chỉ số đường huyết trung bình: những thực phẩm cần hạn chế.

Nhóm thực phẩm có GI ≤ 55, chỉ số đường huyết thấp (làm tăng đường huyết chậm), khuyến cáo người ĐTĐ nên sử dụng nhóm thực phẩm này.

Bên cạnh đó, đường huyết không chỉ thay đổi theo GI mà còn phụ thuộc vào tổng đường trong thực phẩm. Thực tế, người bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng các thực phẩm có GI cao nếu ăn với lượng nhỏ. Ví dụ: dưa hấu có GI cao, xoài có GI thấp. Tuy nhiên lượng tinh bột trong 100g xoài gấp 5 – 6 lần dưa hấu. Do vậy, nếu bạn chỉ ăn 1 lượng nhỏ dưa hấu thì sẽ tốt hơn bạn ăn nhiều xoài.

Không nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc, nên ăn phối hợp các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

ThS. Lê Huy Lực – Khoa Dinh dưỡng

Chia sẻ ngay