Tình trạng trẻ em lười ăn hoặc trẻ bị béo phì ở Việt Nam ngày càng phổ biến? Liệu có nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng này không?
Xác định được nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ
sẽ giúp cha mẹ khắc phục được tình trạng
Định nghĩa
Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở mọi lứa tuổi của trẻ em. Từ 1-2 tháng tuổi đã có nhiều trẻ có biểu hiện biếng ăn. Biếng ăn có nhiều biểu hiện khác nhau, trẻ bú, ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nhai, không nuốt, không chịu ăn một số thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn hay nhìn thấy thức ăn đã có phản ứng buồn nôn hoặc nôn, hoặc bố mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn thì lại ăn …
Nguyên nhân:
– Biếng ăn do dinh dưỡng không hợp lý: Thiếu vitamin và các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất và hấp thu thức ăn. Thiếu vitamin C vitamin nhóm B, thiếu sắt, thiếu mage, đặc biệt là tình trạng thiếu kẽm làm cho trẻ biếng ăn. Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn không cân đối, có quá nhiều tinh bột, nhiều rau quả hoặc quá nhiều đạm, chế biến món ăn không phù hợp với đôi tuổi của trẻ cũng làm cho trẻ biếng ăn, Ngoài ra ăn không có giờ giấc, ăn vặt không thành bữa, hoặc ăn bánh, kẹo trước bữa ăn, thức ăn không hợp khẩu vị cũng làm cho trẻ biếng ăn.
– Biếng ăn do bệnh lý: Trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường hô hấp, đường tiêu hóa, việm lưỡi, viêm loét niêm mạc miệng, loạn khuẩn ruột do sử dụng kháng sinh.
– Biếng ăn do tâm lý: một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi sự giảm thèm ăn hoặc ác cảm với các loại thức ăn là một rối loanh tâm lý nhiêm trọng.
– Biếng ăn do thuốc: Uống một số loại kháng sinh, một số loại vitamin, tiêm phòng cũng gây biếng ăn cho trẻ.
Biếng ăn ở trẻ là tình trạng gây mệt mỏi, chán nản ở trẻ và người lớn
Chế độ ăn nào đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mà không gây chán ăn ở trẻ? Trẻ rất lười ăn rau, củ, vậy có gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe không?
Hãy tìm hiểu và xác định nguyên nhân biếng ăn ở trẻ, khắc phục/loại bỏ những nguyên nhân đó. Cho trẻ ăn đủ năng lượng đủ thành phần các chất dinh dưỡng theo tháp cân đối dinh dưỡng
Có dấu hiệu gì nhận biết về chế độ ăn thiếu chất ở trẻ nhỏ không? Chế độ ăn như thế nào để nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ?
Số lượng mối bữa ăn của trẻ là không thiếu, nhưng trẻ vẫn biếng ăn, vẫn có dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng, sự phát triển tâm thần, vận động kém hơn so với trẻ cùng lứa tuổi. Cha mẹ cần xem xét lại chế độ ăn của trẻ đã cân đối theo khuyến cáo của “tháp dinh dưỡng” chưa. Cần cho trẻ đến y tế để xác định xem trẻ có thiếu một số vi chất dinh dưỡng như vitamin D hoặc Kẽm hay không
Một số bà mẹ xay đồ ăn cho trẻ, một số bà mẹ chỉ linh lấy nước thì chế độ ăn nào sẽ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ?
Do các chất dinh dưỡng không tan trong nước (như đạm, mỡ, tinh bột) trong quá trình đun nấu, nên phải xay ra và cho trẻ ăn cả cái thì mới có chất dinh dưỡng. Còn nước (hầm/sốt) chỉ có mùi thơm và có cảm giác dễ ăn, có một lượng nhỏ các vitamin và vi chất nhưng không có giá trị cung cấp năng lượng
Chế độ dinh dưỡng khoa học được tư vấn từ các chuyên gia và không khí vui vẻ trong bữa ăn có thể giúp cải thiện tốt tình trạng biếng ăn ở trẻ
Lê Huy Lực – Khoa Dinh dưỡng