Viêm quanh răng hay viêm tổ chức quanh răng là giai đoạn tiến triển của bệnh viêm nướu, có biểu hiện là tụt nướu, tiêu xương, răng lung lay, hôi miệng. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm quanh răng, việc chẩn đoán bệnh viêm quanh răng thường dựa vào quan sát phần nướu quanh răng, chẩn đoán hình ảnh… Vậy, tổng quan bệnh viêm quanh răng gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu của bệnh viêm quanh răng

Phần nướu không bám chắc vào chân răng nữa, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy có những cơn đau tức, khó chịu. Nhiều khi đánh răng hoặc có vật cứng chạm vào nướu nơi chân răng thì có thể sẽ có dấu hiệu chảy máu.

Các mảng bám vôi răng nhiều bất thường, đôi khi, khi ấn nhẹ tay hoặc xỉa răng bệnh nhân còn có thể nhìn thấy chất dịch màu vàng chảy ra, sau một thời gian chất dịch màu vàng đó chuyển sang màu trắng đục, nhầy nhầy. Gây nên cảm giác khó chịu cho khoang miệng và đặc biệt là miệng ngày càng có mùi nặng.

Khi chụp CT bệnh nhân sẽ thấy được túi mủ nằm sâu trong chân răng hoặc trong nướu. xương ổ răng đang bị tiêu dần, răng bắt đầu lung lay.

Hậu quả của viêm quanh răng

Tình trạng bệnh mỗi ngày một nặng và nó cũng ảnh hưởng mạnh đến vấn đề tâm lý của bệnh nhân. Bệnh nhân luôn trong trạng thái cáu giận, nổi khùng hoặc im lặng, u uất, ngại giao tiếp với mọi người.

Bệnh nhân mắc viêm quanh răng

Bệnh nhân phải trải qua những cơn đau âm ỉ kéo dài. Gây nên tình trạng mệt mỏi, khó chịu thường xuyên, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Điều đáng nói, các bệnh lý răng miệng có thể là nhân tố gây nên các căn bệnh mãn tính gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Nhiều bệnh nhân khi thấy răng lung lay và xuất hiện những cơn đau thì nhổ răng đi, không những một răng mà rất nhiều răng bị nhổ. Nhưng bệnh mãi không thấy thuyên giảm mà vẫn đau nhức, khó chịu.

Điều trị viêm quanh răng

– Điều trị tại chỗ:

Súc miệng nước muối hàng ngày vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên.

Lấy cao răng 3 tháng 1 lần

Kiểm soát mảng bám răng

-Điều trị toàn thân:

Nếu răng, hàm và má đều bị sưng và đau thì hãy đến ngay bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai để được khám chuyên khoa điều trị ngay lập tức. Lúc này bác sĩ sẽ điều trị tình trạng nhiễm trùng bằng cách dùng các thuốc bôi tại chỗ có tác dụng giảm đau, kích thích tái tạo mô, sát khuẩn và chống viêm. Kết hợp dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm và chế độ dinh dưỡng.

-Phẫu thuật:

Nếu cơn đau và viêm trở nên nghiêm trọng hoặc bệnh tái phát thì có thể bạn sẽ phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ phần vạt lợi và nạo sạch các túi mí.

Nếu răng lung lay nhiều làm nẹp cố định lâu dài.

Nhổ răng nếu điều trị bảo tồn không kết quả.

Chế độ dinh dưỡng:

-Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng ưu tiên chất đạm và chất béo

-Bổ sung đầy đủ vitamin ( rau, củ, quả, trái cây tươi)

-Bổ sung lượng nước trong ngày( 2-3 lít)

Tái khám:

Tái khám định kỳ 3-6 tháng/lần

Phòng bệnh:

Kiểm soát mảng bám răng: Chải răng đúng cách, làm sạch các kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa, bản chải kẽ răng…, dùng nước súc miệng kháng khuẩn hàng ngày.

Chế độ ăn uống cân bằng, sử dụng các thức ăn có lợi cho lợi

Khám răng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những tổn thương sớm.

CNĐD. Cao Ngọc Thúy – Khoa Răng hàm mặt

Chia sẻ ngay