BỆNH NHÂN K GIÁP SAU PHẪU THUẬT UỐNG IOD 131 PHÓNG XẠ

U tuyến giáp là sự phát triển bất thường của các tế bào dẫn đến sự hình thành các khối u trong tuyến giáp. Bệnh nhân u tuyến giáp chủ yếu gặp ở nữ giới, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 4 đến 5 lần so với nam giới. U tuyến giáp chia thành 2 loại, đơn nhân và đa nhân, có một số thể mô bệnh học hay gặp là bướu giáp keo, nang tuyến giáp, u tuyến tuyến giáp. U tuyến giáp 95% là lành tính nhưng trong đó cũng có một tỷ lệ không hề nhỏ có thể chuyển thành ung thư tuyến giáp cực kỳ nguy hiểm. Nếu kích thước các nhân ngày càng to và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh thì cần phải điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Ung thư tuyến giáp là bệnh hay gặp nhất trong ung thư các tuyến nội tiết (chiếm 92-95%) và chiếm 3,6 % các ung thư nói chung [1]. Theo GLOBOCAN 2020, ung thư tuyến giáp đứng thứ 10 trong tổng số các ca ung thư ở cả 2 giới với khoảng 586.202 ca mắc mới hàng năm, đứng thứ 5 trong số các loại ung thư ở nữ giới và đứng thứ 15 trong số các loại ung thư ở nam giới [24]. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi khoảng 3,1/100.000 dân và tỷ lệ nam/nữ là 1/3. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao, đứng hàng thứ 10 với 5.471 ca mới mắc và 642 ca tử vong mỗi năm, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 3,52/ 100.000 dân, đứng thứ 6 ở nữ giới với tỷ lệ 7,8/ 100.00 nữ [25].

Chẩn đoán u tuyến giáp và ung thư tuyến giáp dựa vào lâm sàng, siêu âm vùng cổ và chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. Lâm sàng thường không đặc hiệu, chủ yếu tình cờ phát hiện bệnh, khi triệu chứng sờ thấy u vùng cổ, nuốt vướng, khàn tiếng, bệnh thường ở giai đoạn muộn. Siêu âm vùng cổ có vai trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp đặc biệt trong trường hợp u nhỏ không sờ thấy trên lâm sàng, đồng thời siêu âm hướng dẫn chọc hút tế bào kim nhỏ mang lại kết quả chính xác, tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm.

 

Uống iod131 phóng xạ là một trong những biện pháp điều trị cho những người bệnh ung thư tuyến giáp có nguy cơ tái phát cao rất đơn giản, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này lại gây ảnh hưởng cho những người xung quanh bệnh nhân nên cần có sự cách ly để đảm bảo an toàn cho họ. Vậy uống iod phóng xạ cách ly bao lâu và cách để chăm sóc người bệnh như thế nào?

  1.Vai trò của iod phóng xạ đối với người bị ung thư

Điều trị bằng y học hạt nhân là phương pháp điều trị đưa vào cơ thể 1 đồng vị phóng xạ nguồn hở dưới dạng thuốc phóng xạ qua đường uống,đường tiêm hoặc đường truyền tĩnh mạch,dù dưới dạng nào thì các chế phẩm phóng xạ dùng cho điều trị cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn của 1 thuốc phóng xạ như quy định

Các đồng vị phóng xạ dùng cho điều trị có thể phát tia beta hoặc alpha đơn thuần và cả tia gamma như 131I .Hiệu quả điều trị đạt được là do tia bức xạ phá hủy hoặc gây tổn thương cấu trúc tế bào làm tế bào giảm sinh và chết dần.làm xơ hóa các mạch máu nuôi dưỡng.làm giảm tưới máu.hậu quả là khối u bị tiêu diệt hoặc làm bướu nhỏ lại. Cụ thể là nó được dùng để điều trị một số loại ung thư tuyến giáp, nhất là ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang.

Thuốc iod 131

Iod phóng xạ được xem là chất kích thích tuyến giáp sản xuất hormone và là hoạt chất giúp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp hiệu quả:

  • Các tinh thể iod phóng xạ khi đi vào cơ thể sẽ phát ra các tia xạ để các tế bào ung thư hấp thụ và từ đó chúng sẽ tiêu diệt tế bào ung thư để điều trị bệnh tốt hơn.
  • Ngoài ra, iod phóng xạ còn có vai trò giúp chúng ta chẩn đoán ung bướu, ung thư tuyến giáp để sớm phát hiện được bệnh để việc điều trị có kết quả khả quan hơn.
  • Iod phóng xạ cũng được dùng cho những bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp thuộc nhóm nguy cơ cao. Nhằm mục đích phát hiện, kiểm soát tình hình tái phát của người bệnh.

  2.Liều lượng sử dụng iod phóng xạ

Liều lượng sử dụng là một trong những yếu tố chính có liên quan tới vấn đề uống iod phóng xạ cách ly bao lâu. Theo đó thì tùy vào tình trạng bệnh ung thư tiến triển đến giai đoạn nào mà các bác sĩ sẽ tư vấn liều lượng iod phóng xạ phù hợp cho bạn.

  • Với những bệnh nhân đang ở trong giai đoạn đầu, các tế bào ung thư vẫn còn khá ít thì liều lượng iod phóng xạ sẽ được sử dụng rất thấp khoảng 5mCi. Với liều lượng này thì thời gian cách ly sẽ ít hơn.

Đối với điều trị thường thì liều lượng iod phóng xạ khoảng 30mCi, 50mCi, 80mCi và liều điều trị cao hơn nữa là 150mci, 200mCi iod phóng xạ cho mỗi lần sử dụng. Người bệnh có thể uống liên tục cho đến khi chắc chắn các tế bào ung thư đã được tiêu diệt hết.

 

Hình ảnh tuyến giáp xạ hình

2.Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu?

Bởi vì iod phóng xạ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới những người xung quanh nên người uống iod phóng xạ cần phải cách ly với người khác để đảm bảo an toàn cho họ. Thời gian uống iod phóng xạ cách ly bao lâu phải phụ thuộc nhiều yếu tố như sau:

  • Với bệnh nhân uống iod phóng xạ thì nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cho người khác cao nhất là trong khoảng 24 – 48 giờ đầu tiên. Giữ khoảng cách cách xa tầm 1,8m trong 24h đầu và 1m trong 5 ngày tiếp theo với người xung quanh.
  • Với bệnh nhân phải điều trị iod phóng xạ liều cao thì phải ở trong phòng cách ly từ 3 – 7 ngày và chỉ được về nhà khi đã được bác sĩ kiểm tra, đánh giá là an toàn.
  • Ví dụ một bệnh nhân uống iod liều cao thì 200mCi cần tránh tiếp xúc với người khác trong 4 ngày và với phụ nữ mang thai, trẻ em thì có thể lên đến 3 tuần.

3.Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau khi uống iod phóng xạ

Để đảm bảo an toàn sau điều trị thì ngoài việc nắm được thời gian uống iod phóng xạ cách ly bao lâu thì người bệnh cần có một chế độ ăn uống, chăm sóc đặc biệt với những lưu ý dưới đây.

Lưu ý trong cách chăm sóc cho người bệnh uống iod phóng xạ

Trong quá trình chăm sóc người bệnh sau khi uống iod phóng xạ thì cả bệnh nhân và người nhà cần chú ý một số điều như sau:

  • Người bệnh và người thân cần chú ý tuân thủ khoảng cách và thời gian cách ly theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh quá lâu, hơn 1 giờ đồng hồ, có thể dùng điện thoại giao tiếp để tránh phóng xạ.
  • Nên chuẩn bị đồ ăn, nước uống, vật dụng cá nhân riêng cho người bệnh và không ai được tiếp xúc hay dùng chung.
  • Người bệnh cần chú ý giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào quá trình điều trị để nâng cao tỷ lệ thành công và kéo dài thời gian sống hơn.
  • Người nhà hãy cố gắng thông cảm, động viên bệnh nhân để họ có thêm động lực chữa bệnh để đạt kết quả tốt nhất.

Chú ý tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra tình trạng phục

Người uống iod phóng xạ cần được chăm sóc đặc biệt

4.Lưu ý trong cách ăn uống của người uống iod phóng xạ

Sau khi uống iod phóng xạ thì người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để có thể nhanh chóng phục hồi hơn:

  • Bệnh nhân đang trong giai đoạn uống iod phóng xạ không dùng các thuốc, các thực phẩm có chứa iod và hormon tuyến giáp ít nhất 7 – 10 ngày trước khi điều trị và 1 – 2 ngày sau điều trị.
  • Người bệnh nên ăn những thực phẩm có nhiều vitamin như hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng, các thực phẩm giàu dưỡng chất, dễ tiêu hóa để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
  • Ngoài ra, các bạn nên hạn chế một số thực phẩm giàu iod như: các loại muối biển chứa iod, hải sản như tôm, cua, sò, hến… để cho các tế bào ung thư tuyến giáp còn lại sau phẫu thuật tăng khả năng hấp thu iod phóng xạ.
  • Khi sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, các loại thực phẩm chức năng cần xem kỹ thành phần của chúng có iod hay không để hạn chế sử dụng.
  • Chú ý uống nhiều nước để tránh tác dụng của iod phóng xạ lên cơ quan sinh dục, bàng quang và đường tiêu hóa.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm có hại như nước uống có ga như soda, cola, trà và cà phê, bia, rượu.
  • Tuy rằng chúng ta hạn chế ăn ít iod nhưng vẫn phải có một chế độ ăn có muối, có iod với liều lượng hợp lý.
Phạm Tiến Bình – TTUB và Y học hạt nhân, BVĐK tỉnh
Chia sẻ ngay