BỆNH GÚT NÊN ĂN LOẠI THỰC PHẨM NÀO?

Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm khớp, thường gặp ở nam giới từ 40 tuổi trở lên. Bệnh khởi phát thường đột ngột, sưng, đau và viêm các khớp, tái phát nhiều lần rồi trở thành mãn tính. Gần một nửa số trường hợp bệnh gút thường bắt đầu từ ngón chân cái, tiếp đến là ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.

Các cơn gút thường xảy ra vào ban đêm, sau các bữa ăn giàu đạm và kéo dài 3-10 ngày. Có tình trạng này là do 3 nguyên nhân hay gặp sau: Do tăng sản xuất acid uric nội sinh; Do giảm đào thải acid uric ở thận; Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản.

Hàng ngày, cơ thể tạo ra acid uric sau quá trình chuyển hóa purin, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Muốn kiểm soát bệnh gút, cần kiểm soát nguyên nhân, trong đó cần giảm lượng purin ăn vào. Không có chế độ dinh dưỡng nào sẽ ngăn ngừa hoàn toàn cơn gút cấp, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn quản lý sức khỏe tốt hơn: duy trì cân nặng lý tưởng; thiết lập và tuân theo thói quen ăn uống lành mạnh; hạn chế thực phẩm có nhân purin.

Vậy purin có nhiều trong các loại thực phẩm nào? hàm lượng cụ thể là bao nhiêu? Hãy tham khảo số liệu dưới đây để lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn hàng ngày

           

STT

Tên thực phẩm

Hàm lượng
(mg/100g)

STT

Tên thực phẩm

Hàm lượng
(mg/100g)

1

Gan lợn

515

31

Vừng  (đen,  trắng)

62

2

Cá mòi

345

32

Nấm mỡ (Nấm tây)

58

3

Bầu dục lợn

334

33

Rau muống

57

4

Gan gà

243

34

Chuối tây

57

5

Đậu đen (hạt)

222

35

Ớt xanh to

55

6

Cá trích

210

36

Súp lơ trắng

51

7

Thịt ngựa

200

37

Đậu cô ve (hạt)

37

8

Thịt cừu, nạc

182

38

Đậu cô ve

37

9

Thịt bê nạc

172

39

Dưa bở

33

10

Cá hồi

170

40

Cải bắp đỏ

32

11

Thịt lợn nạc

166

41

Măng tre

29

12

Thịt ngỗng

165

42

Cải  soong

28

13

Chân giò lợn

160

43

Nho ngọt

27

14

Cá chép

160

44

Su hào

25

15

Tôm biển

147

45

Mận

24

16

Cá thu

145

46

Măng tây

23

17

Thịt vịt

138

47

Cải bắp

22

18

Lưỡi lợn

136

48

Cà tím

21

19

Thịt bò, lưng, nạc

133

49

Dâu tây

21

20

Thịt thỏ nhà

132

50

Đào

21

21

Đậu trắng hạt (Đậu Tây)

128

51

Cam

19

22

Thịt gà tây

110

52

Dứa tây

19

23

90

53

Cà rốt (củ đỏ, vàng)

17

24

Óc lợn

83

54

Khoai tây

16

25

Giá đậu tương

80

55

Bột mì

14

26

Lạc hạt

74

56

Táo tây

14

27

Bột  lạc

73

57

Hành tây

13

28

Mơ khô

73

58

Rau diếp

13

29

Đậu  phụ

68

59

Rau sà lách

13

30

62

60

12

Lưu ý: Không nên chọn các loại thực phẩm có hàm từ 150mg/100g thực phẩm.

Nguồn số liệu: Thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam 2007

Lê Huy Lực – Khoa Dinh dưỡng

Chia sẻ ngay