Kính thưa Bà Chủ tịch đại học đồng Keva Bain
Kính thưa Ngài Alain Berset – Cố vấn liên bang Thuỵ sĨ
Kính thưa quý đồng nghiệp và các ban.
Lucy là một chuyên gia y tế tại Thành phố Mombasa, Kenya: khi Covid-19 xâm nhập vào năm ngoái thì lệnh phong toả được đưa ra nhưng đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ bởi cộng đồng nơi đây và họ từ chối làm xét nghiệm, cách ly và điều trị. Khi cô cung cấp thông tin về những nguy hiểm của virus mới thì cô bị xỉ nhục ở trên đường và nhóm của cô dường như phải từ bỏ vì sự an toàn của chính mình. Nhưng Lucy vẫn tiếp tục vì cộng đồng. Sau nhiều tuần tham gia cùng các lãnh đạo mọi chuyện bắt đầu thay đổi và cộng đồng bắt đầu tuân theo hướng dẫn về Covid-19 và chấp nhận để làm xét nghiệm. Sự lây lan dịch bệnh được kiềm chế và lệnh phong toả cũng được dỡ bỏ.
Bác sĩ Gantsengel Purev là một chuyên gia hồi sức tích cực tại Bệnh viện trung ương quân đội tại Ulanbataar, Mông Cổ. Đây là những điều anh ấy nói: Trong ca làm việc đầu tiên của tôi, tôi đã bị mất đi bà của mình, bà ra đi trong vòng tay của tôi. Trong ca làm việc cuối cùng của mình thì có 3 người chết trong vòng 1 giờ. Các bệnh nhân của tôi, tôi cũng xem họ như bà và ông của tôi, có nhiều bệnh nhân phục hồi và ra viện. Những gì làm cho tôi tiếp tục công việc là vì 2 từ các bệnh nhân là “cảm ơn”.
Bác sĩ Catalin Denciu là chuyên gia hồi sức tích cực tại Romania. Trong ca làm việc của anh ấy vào tháng 10 năm ngoái chăm sóc cho các bệnh nhân Covid-19, khi có một ngọn lửa bùng phát trong bệnh viện thì có 10 bệnh nhân bị chết trong ngọn lửa và trong nỗ lực cứu những người khác thì bác sĩ Denciu bị bỏng 3 độ với 40% cơ thể. Hôm nay chúng ta sẽ vinh danh anh vì những việc làm, sự hi sinh và sự gương mẫu của anh.
Trên đây tôi nói ra chỉ là một vài điển hình và còn có hàng triệu những người như thế và cũng như nhiều câu chuyện về sự khích lệ, sự cảm động, sự phiền muộn, chiến đấu và chiến thắng.
Với khoảng 18 tháng qua thì nhân viên y tế trên toàn thế giới đã luôn sẵn sàng trong cuộc chiến giữa sự sống cái chết. Họ đã cứu sống không biết bao nhiêu người và chiến đấu vì những người khác với mọi nỗ lực không để qua đi.
Có nhiều nhân viên y tế đã bị nhiễm, báo cáo trong khi vẫn còn ít, chúng tôi dự đoán ít nhất có khoảng 150,000 nhân viên y tế đã phải trả cái giá cuối cùng để phục vụ những người khác (chết). Các nhân viên y tế đã làm những việc của những người anh hùng và họ là những siêu anh hùng và họ cũng là những con người như chúng ta, có bỏ sức lao động và lời thề, cười và khóc và có cả sự sợ hãi và hi vọng. Có nhiều người cảm thấy tuyệt vọng, vô vọng và không được bảo vệ do thiếu đồ phòng hộ, vắcxin và trang thiết bị để cứu sống người bệnh. Hơn tất cả chúng ta nhớ rằng đây là những người phi thường làm những việc phi thường trong những hoàn cảnh cũng phi thường. Chúng ta nợ họ rất nhiều, tuy nhiên nhân viên y tế toàn cầu của chúng ta thường thiếu sự bảo vệ, đồ phòng hộ, đào tạo, chính sách, điều kiện làm việc an toàn và sự tôn trọng mà họ xứng đáng có.
Công việc đó có thể nguy hiểm và cũng có thể làm chán nản nhưng cũng là công việc cao quý nhất trên thế giới.
Theo BSCKI Đỗ Thị Huệ – Trưởng khoa KSNK sưu tầm.