Một số người bệnh được bác sỹ khuyên nên áp dụng chế độ ăn nhạt. Vậy chế độ ăn nhạt là gì? Chế độ ăn nhạt là chế độ ăn hạn chế muối ăn, cụ thể hơn là hạn chế natri (sodium) trong khẩu phần, nhưng vì natri có hàm lượng rất cao trong muối nên gọi chung là chế độ ăn nhạt.

Tại sao phải ăn nhạt? Bởi natri có tác dung giữ nước do đó làm tăng thể tích tuần hoàn, do đó có hại cho những người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận. nhiều nghiên cứu cho thấy văn hóa ẩm thực của người Việt Nam thiên về “ăn mặn” hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Bình thường mỗi người trưởng thành được khuyến cáo tiêu thụ dưới 6 gam muối ăn hay 2400 mg natri/ngày. Dấu hiệu để có thể nhận biết một người đã “ăn mặn” là: Luôn cảm thấy khát nước; Cảm giác sưng phù; Đi tiểu nhiều hơn; Nước tiểu có màu vàng đậm; Luôn cảm thấy thức ăn quá nhạt.

Làm thế nào để ấn định được khẩu phần ăn dưới 6 gam muối hay 2400mg natri/ngày? Đây là việc không đơn giản, bởi Natri có sẵn tự nhiên trong các thực phẩm; natri (muối ăn) được cho vào trong quá trình chế biến thực phẩm (đồ ăn nhanh, chế biến sẵn). Do đó đề ấn định lượng muối ăn dưới 6 gam hoặc 2400mg natri/ngày đối với một người là khó thực hiện. Chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

Giảm những thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà…trong bữa cơm hàng ngày        Giảm thói quen như chấm muối, chấm nước mắm … khi không thật sự cần thiết.

Không sử dụng những thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, lạp xưởng, xúc xích

Tăng cường ăn các loại thức phẩm tươi, ít qua chế biến.

Đọc hàm lượng muối ăn trên các loại thực phẩm trước khi mua.

Giảm 1/2 lượng muối ăn và các gia vị chứa muối khi nấu ăn. Tăng thêm nhiều loại gia vị khác nhau để tạo cảm giác bớt nhạt nhẽo. Như cho thêm vị chua, cay, ngọt.

Với người cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn hạn chế natri thì có thể thực hiện như sau (tùy theo khuyến cáo mức độ ăn nhạt của bác sỹ để tính toán):

– Xác định lượng natri tự nhiên có sẵn trong thực phẩm (dựa vào bảng phụ lục) từ đó tính toán lượng muối ăn cần cho thêm

– Cân một lượng muối ăn để làm mẫu từ mẫu đó sẽ điều chỉnh lượng muối ăn hàng ngày. Nên quy đổi tương đương nước mắm, bột canh, bột nêm sang muối ăn.

– Với nước mắm có thể ước lượng 5ml nước mắm bằng một gam muối ăn

– Với bột canh/hạt nêm cần xác định lượng natri ghi trên bao bì.

– Có thể quy đổi muối ăn thành natri và ngược lại như sau:

Số mg muối ăn x 0,393 (làm tròn thành 0,4) = số mg natri (sodium)

Ví dụ: 6 gam muối ăn = 6000mg x 0,4 = 2400mg natri

Ngược lại số mg natri x 2,54 = số gam muối ăn

Ví dụ 2400 mg natri x 2,54 = 6096 mg muối ăn (làm tròn thành 6gam)

PHỤ LỤC: HÀM LƯỢNG NATRI TRONG 100 GAM  THỰC PHẨM

TT Tên thực phẩm Mg/100g TT Tên thực phẩm Mg/100g
1 Nước mắm cá 7720 51 Thịt bò loại I 83
2 Xì dầu 5637 52 Thịt dê, nạc 82
3 Magi 5586 53 Thịt bê nạc 80
4 Trứng cá muối 1500 54 Cá ngừ 78
5 Dưa chuột muối 1208 55 Lòng gà (cả bộ) 77
6 Dưa chuột hộp 1208 56 Thịt bê mỡ 76
7 Pho mát 621 57 Thịt lợn nạc 76
8 Sữa bột tách béo 535 58 Dạ dày lợn 75
9 Sốt mayonnaise 486 59 Tim gà 74
10 Cua đồng 453 60 Thịt ngỗng 73
11 Tôm đồng 418 61 Gan gà 71
12 380 62 Mộc nhĩ 70
13 Sữa bò tươi 380 63 Thịt gà ta 70
14 Sữa bột toàn phần 371 64 Lưỡi bò 69
15 Cua bể 316 65 Mề gà 69
16 Ghẹ 293 66 Thịt gà tây 66
17 Củ cải trắng khô 278 67 Cá đối 65
18 Nước ép cà chua 269 68 Thịt vịt 63
19 Lòng trắng trứng gà 215 69 Đuôi  lợn 63
20 Bầu dục bò 200 70 Thịt ngựa 62
21 Phổi bò 198 71 Sườn lợn 60
22 Tai lợn 191 72 Rau sà lách 59
23 Trứng vịt 191 73 Thịt bò, lưng 59
24 Cá trích 160 74 Ếch (thịt đùi) 58
25 Trứng gà 158 75 Thịt bò, lưng, nạc 57
26 Phổi lợn 153 76 Rau giền đỏ 56
27 Tôm biển 148 77 Tim lợn 56
28 Trứng chim cút 141 78 Trai 56
29 Gan vịt 140 79 Sữa đậu nành 55
30 Sữa chua vớt béo 135 80 Thịt ba chỉ 55
31 Óc bò 126 81 Thịt bồ câu ra ràng 54
32 Bầu dục lợn 121 82 Su hào 53
33 Óc lợn 120 83 Thịt trâu 53
34 Gan bò 110 84 Cá trê 53
35 Gan lợn 110 85 Cà rốt (củ đỏ, vàng) 52
36 Lưỡi lợn 110 86 Nghệ tươi 52
37 Cá thu 110 87 Thịt hươu 51
38 Lòng đỏ trứng gà 108 88 Lươn 51
39 Cá nục 104 89 Thịt thỏ rừng 50
40 Rau câu khô 102 90 Sữa dê tươi 50
41 Cá mòi 100 91 Cá chép 49
42 Tim bò 98 92 Thìa là 48
43 Dạ dày bò 97 93 Nhãn khô 48
44 Cần tây 96 94 Chân giò lợn 47
45 Đậu cô ve 96 95 Rau mùi 46
46 Rau húng 91 96 Cá hồi 46
47 Thịt cừu, nạc 91 97 Sữa chua (từ sữa bò) 46
48 Khoai  lang  khô 86 98 Mực tươi 44
49 Cá thu đao 86 99 Hạt tiêu 44
50 Cải  soong 85 100 Thịt lợn mỡ 42

 

Ths. Lê Huy Lực – Trưởng khoa Dinh Dưỡng

(nguồn: Thành phần hóa học thực phẩm Việt Nam 2007)

 

Chia sẻ ngay