Suckhoedoisong.vn – Một trong số hiểu lầm phổ biến là nhiều người nghĩ rằng sỏi mật và sỏi thận giống nhau. Nhưng thực tế không phải vậy, hai loại sỏi này hoàn toàn khác nhau từ nguyên nhân hình thành cho đến tính chất sỏi, cách xử lý.
Và đó chỉ là một trong số rất nhiều lầm tưởng về bệnh sỏi mật, khiến cho việc bài sỏi trở nên kém hiệu quả. Sau đây là 5 sự thật về bệnh sỏi mật mà bạn nên biết.
Sỏi mật và sỏi thận: khác nhau về nguyên nhân, triệu chứng và cách bài sỏi
Tuy đều là sỏi nhưng sỏi thận và sỏi mật là 2 bệnh lý khác nhau. Sỏi thận hình thành trong đường tiết niệu, còn sỏi mật hình thành trong hệ thống đường mật. Bởi vậy, chúng khác nhau cả về bản chất, triệu chứng và cách xử lý.
– Sỏi mật có thể kết tụ trong túi mật hoặc ở ống gan, ống mật chủ. Sự mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật (cholesterol, muối mật, sắc tố mật, canxi) cùng với tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng và ứ trệ dịch mật là nguyên nhân sinh sỏi.
– Sỏi thận được hình thành từ các tinh thể canxi, oxalat và axit uric trong quá trình thận lọc máu và thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Vị trí sỏi thận phần lớn nằm ở dài và bể thận, có thể ở niệu quản hay bàng quang.
Về vấn đề bài sỏi:
Những viên sỏi thận có thể bị đẩy ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu, còn sỏi mật được tống đẩy xuống ruột non theo dòng chảy của dịch mật, không thể đào thải ra ngoài theo cách của sỏi thận.
Phần lớn sỏi mật là sỏi cholesterol (tỷ lệ canxi ít) nên để hòa tan sỏi phải cần đến các axit mật như acid ursodeoxycholic, trong khi sỏi thận thành phần chủ yếu là canxi, oxalat và axit uric, thuốc này không tác dụng.
Mặt khác, để bài sỏi mật cần lợi mật để vừa giúp gan tăng tiết dịch mật làm giảm tình trạng bão hòa cholesterol, vừa giúp dịch mật luân chuyển tốt hơn trong hệ thống đường mật để bào mòn sỏi. Bài sỏi thận cần tăng lợi tiểu để ngăn chặn sự lắng đọng cặn thận và bài sỏi.
Sỏi mật kích thước nhỏ: chưa hẳn là không nguy hiểm
Sự nguy hiểm của sỏi không phụ thuộc hoàn toàn vào kích thước mà cần dựa vào nhiều yếu tố như vị trí sỏi, tính chất sỏi và khả năng di chuyển của sỏi. Ví dụ như:
– Sỏi bùn dễ gây viêm, gây biến chứng hơn sỏi viên.
– Sỏi trong gan cho dù kích thước nhỏ cũng dễ gây biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng đường mật, ứ mật, vàng da, xơ gan.
– Sỏi di chuyển càng nhiều thì mức độ nguy hiểm càng cao vì có thể lọt vào vị trí hẹp trong đường dẫn mật như ống gan, cuống túi mật… gây tắc mật.
Không phải cứ sỏi mật là phải mổ
Phẫu thuật cắt túi mật hay lấy sỏi chỉ khi sỏi gây biến chứng cấp tính hoặc có nguy cơ tiềm tàng gây rủi ro (ví dụ polyp túi mật lớn, đa polyp). Ở một số người cao tuổi khi có sỏi túi mật với kích thước lớn vẫn được khuyên mổ cắt túi mật để phòng biến chứng, do khi tuổi cao hơn không đủ sức khỏe phẫu thuật.
Ngoài phẫu thuật, điều trị sỏi mật bằng phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) được sử dụng khá phổ biến và gần đây nhất – cuối năm 2018, bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thử nghiệm điều trị tán sỏi túi mật bằng laser thành công mà vẫn giữ được túi mật.
Chống tái phát sỏi là mục tiêu quan trọng sau điều trị
Phần lớn người bệnh không biết rằng: Thời gian tái phát sỏi thường từ 6 tháng kể từ sau khi điều trị, có đến 50% số người đã lấy sỏi bị tái phát trở lại (sau 3-5 năm), phần lớn là do yếu tố cơ địa.
Các phương pháp điều trị của Y học hiện đại khó tác động được vấn đề này, nhưng với phép trị của Y học cổ truyền, sử dụng thảo dược Đông y giúp cơ thể tự cân bằng và điều chỉnh lại các rối loạn chuyển hóa, sẽ có tác dụng ngăn ngừa sỏi tái phát. Trong đó 8 thảo dược quý như Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Sài hồ, Hoàng bá, Chỉ xác, Kim tiền thảo đã được đánh giá cao vì hiệu quả trong hỗ trợ bài sỏi, giảm đau viêm, đầy trướng bụng và phòng chống tái phát sỏi mật.
Lan Anh