Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại và lối sống sinh hoạt, bệnh Gút (thống phong) được hình thành dưới tác động của môi trường và cách sinh hoạt hàng ngày, đang trở thành nỗi lo của rất nhiều người, vì thế việc hiểu biết về bệnh để sớm có biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bệnh Gút là bệnh khớp vi tinh thể, do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu, gây lắng đọng tinh thể monosodium urat ở các mô, thường gặp 95% là nam giới, trung niên 30 -40 tuổi, nữ giới thường gặp ở lứa tuổi 60-70.Tần suất xuất hiện của bệnh Gút tăng đáng kể theo tuổi và tương quan với sự gia tăng của nồng độ acid uric huyết thanh.

1 Bệnh Gút với các biểu hiện lâm sàng chính là viêm khớp do gút, hạt tophi, bệnh thận do gút, sỏi tiết niệu.

  • Viêm 01 khớp gặp trong 85-90% trường hợp khởi phát Gút với khớp bàn ngón chân cái thường bị viêm nhất, các vị trí khác là mắt cá chân, gót chân, gối, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay

+ Cơn đau khớp xuất hiện tự phát hoặc sau 1 bữa ăn nhiều chất đạm hoặc uống nhiều rượu quá mức, một chấn thương……

+ Đau với tính chất ghê gớm, bỏng rát,thường xuyên, đau đến mất ngủ, đau chủ yếu về đêm, kèm theo mệt mỏi, đôi khi có sốt, có thể kèm theo rét run.

     + Các khớp tổn thương sưng, nóng đỏ, hạn chế vận động, thường kèm theo tràn dịch, các khớp nhỏ thường phù nề.

  • Tỷ lệ hình thành hạt tophi phụ thuộc vào mức độ và thời gian tăng acid uric  máu.Tỷ lệ có hạt tophi tăng lên khi có tổn thương thận, sử dụng thuốc lợi tiểu.. Hạt tophi với các đặc điểm

+  Không đau, rắn, tròn, số lượng và kích thước thay đổi

+ Da phủ trên thường mỏng, có thể nhìn thấy màu trắng nhạt của các tinh thể urat

  • Biểu hiện ở thận với các tổn thương là sỏi urat biểu hiện bằng cơn đau quặn thận hoặc chỉ đái máu ,bệnh thận do gút , suy thận.

2 Các nguyên nhân gây nên bệnh Gút

Bệnh gút là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô và cá cơm.

Có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn nếu:

+ Có thành viên trong gia đình mắc bệnh này

+ Nam giới

+ Uống quá nhiều rượu, bia, bia chứa nhiều purin có nguy cơ cao nhất.

+ Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin, Ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu purin, ăn hải sản làm tăng 50% nguy cơ gút, ăn nhiều thịt làm tăng 40% nguy cơ gút

+ Có khiếm khuyết về enzim làm cho cơ thể khó phân hủy purin

+ Bị phơi nhiễm chì trong môi trường

+ Đã cấy ghép bộ phận

+ Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporin hoặc levodopa

+ Sử dụng vitamin B3

3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt phòng cơn Gút cấp và phòng chuyển giai đoạn mạn tính.

+ Giảm carlo, đạt trọng lượng cơ thể ở mức sinh lý.

+ Ăn chế độ giảm đạm. Thịt không quá 150g/ ngày.

+ Tránh thức ăn giàu purin( phủ tạng động vật, tôm cua, cá béo, thịt bê, đậu  hạt các loại..)

+ Có thể ăn trứng sữa, hoa quả, ăn nhiều rau xanh.

+ Cố gắng bỏ hoàn toàn thức ăn có cồn (rượu, bia).

+ Tránh trà, cà phê.

+ Uống nhiều nước, đặc biệt nước khoáng kiềm khoảng 2l/ngày

+ Cố gắng từ bỏ mọi thuốc có thể làm tăng acid uric máu,

+   Tránh lao động quá mức, tránh các yếu tố khởi phát cơn Gút như chấn thương…

BS. Kiều Oanh – Khoa Nội tổng hợp

Chia sẻ ngay