Căn cứ Công văn số 5785/QLD-ĐK ngày 24/5/2021 của Cục quản lý dược – Bộ Y tế. Các thông tin liên quan đến tính an toàn của kháng sinh nhóm quinolon và fluoroquinolon, cụ thể như sau:

Nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng và ảnh hưởng lên sức khỏe tâm thần.

Đặc biệt thận trọng khi kê đơn cho bệnh nhân đái tháo đường và người cao tuổi.

Nguy có tác dụng bất lợi nghiêm trọng, gây tàn tật và không hồi phục.

Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu khẳng định việc sử dụng kháng sinh fluoroquinolon cũng nên được giới hạn. Theo đó, KHÔNG sử dụng kháng sinh fluoroquinolon trong các trường hợp:

– Điều trị nhiễm khuẩn có thể cải thiện mà không cần điều trị hoặc các nhiễm khuẩn không nghiêm trọng;

– Điều trị các nhiễm trùng không do vi khuẩn như viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn (mạn tính);

Dự phòng tiêu chảy khi đi du lịch hoặc nhiễm khuẩn đường niệu dưới tái phát;

Điều trị các nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình nặng trừ khi các kháng sinh được khuyến cáo phổ biến khác không sử dụng được.

Đặc biệt lưu ý tránh sử dụng các kháng sinh fluoroquinolon ở bệnh nhân có tiền sử gặp tác dụng bất lợi nghiêm trọng với fluoroquinolon hoặc quinolon. Đặc biệt thận trọng khi sử dụng kháng sinh này ở người cao tuổi, bệnh nhân có bệnh thận, bệnh nhân đã ghép tạng hoặc người được điều trị bằng corticosteroid do các bệnh nhân này có nguy cơ cao bị tổn thương gân.

Nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ.

Không nên sử dụng các kháng sinh fluoroquinolon ở bệnh nhân có nguy cơ cao như tắc nghẽn hoặc phình động mạch chủ hoặc các mạch máu khác, tăng huyết áp, các rối loạn gen liên quan đến thay đổi mạch máu và người cao tuổi trừ khi không có biện pháp điều trị thay thế.

Thuốc nhóm  fluoroquinolon sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai năm 2021

DSCK I. Nguyễn Mỹ Nương – Phó Trưởng phòng KHTH

Chia sẻ ngay