U nang nhầy của môi là tình trạng niêm mạc môi bị tổn thương gây ra do sang chấn, hay gặp ở niêm mạc môi dưới. Tuy nhiên, tổn thương u nang nhầy cũng có thể xảy ra ở các vị trí khác như sàn miệng, lợi, niêm mạc má, lưỡi.
1. U nang nhầy ở môi có biểu hiện như thế nào?
Đặc điểm của u nang nhầy là nốt hình mái vòm, trong suốt, có chứa đầy chất nhầy bên trong, nốt có đường kính từ 1 – 15mm, chỉ có một tổn thương đơn độc hoặc nhiều tổn thương. Các tổn thương nằm ở bề mặt có màu hơi xanh do các mao mạch phía dưới, trong khi đó, các tổn
thương ở sâu có màu đồng nhất với niêm mạc môi. Tổn thương có thể bị chảy máu ở bên trong tạo ra màu đỏ tươi, thỉnh thoảng nó trông giống với u mạch máu. Đôi khi, bề mặt tổn thương trở nên trắng, thô ráp, bong vảy do các sang chấn lặp đi lặp lại nhiều lần.
U nang nhầy nông thường chỉ tồn tại trong vài ngày hoặc vài tuần rồi vỡ ra, thường là trong lúc nhai thức ăn, rồi tự lành. Với các tổn thương tái đi tái lại nhiều lần sẽ tạo thành cục bướu ở mặt trong của niêm mạc môi. U nang nhầy không đau nhưng lại khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, vướng víu do khối bất thường ở môi.

2. Nguyên nhân gây tổn thương u nang nhầy ở môi
Nguyên nhân chính gây u nang nhầy của môi thường là do các sang chấn ở miệng làm tổn thương các ống bài tiết của tuyến nước bọt nằm ở trong niêm mạc của môi. Trong đó, nguyên nhân hay gặp nhất là do răng cắn vào niêm mạc môi.
Tuy nhiên, bạn có thể không nhận thức được động tác này. Sau đó, các chất nhầy sẽ từ ống tuyến nước bọt rò rỉ ra ngoài, chảy vào mô liên kết xung quanh và hình thành các u nang nhầy. Trong khi đó, u nang nhầy sàn miệng thường do tình trạng tắc nghẽn ống tuyến dẫn nhầy hoặc do chấn thương làm tổn thương tuyến và dịch nhầy thoát đọng ở các mô xung quanh. Nang nhầy sàn miệng thường xảy ra ở niêm mạc má, lưỡi, khẩu cái, sàn miệng ít gặp hơn. Nang ở nông trông giống mụn giộp (1 – 2 mm).
Ngoài ra, còn có một dạng nang nhầy khác được gọi là nang nhái. Thuật ngữ “nang nhái” được dùng để chỉ những nang nhầy có kích thước tương đối lớn và vỏ nang nhìn trong suốt giống với bụng con nhái nên được gọi như vậy. Nang nhái thường xuất hiện ở sàn miệng một bên, nó hình thành do tắc nghẽn tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến nước bọt phụ ở sàn miệng. Nang nhái thể nông kích thước từ 3 – 5cm đường kính, với thể sâu nó có thể lan phồng vùng dưới hàm.
3. Chẩn đoán u nang nhầy ở môi như thế nào?
Việc chẩn đoán u nang nhầy của môi chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm mô bệnh học để loại trừ các bệnh khác.
4. Điều trị u nang nhầy ở môi như thế nào?
U nang nhầy của môi có thể tự lành, không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, với các tổn thương có đặc điểm chắc, sâu, tái đi tái lại nhiều lần, có thể cần phải loại bỏ u nang nhầy bằng phẫu thuật, áp lạnh (cryosurgery), laser xâm nhập. U nang nhầy sẽ không tái phát nếu các tuyến nước bọt nhỏ ở vùng tiếp nối được loại bỏ.

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lào Cai với đội ngũ Bác sĩ trực tiếp điều trị đều có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, có chứng chỉ hành nghề.
Vật liệu chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, có bảo hành chính hãng. Từ đó, thời gian lành thương diễn ra nhanh hơn, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí trong việc điều trị. Trang thiết bị và cơ sở vật chất hàng đầu và chuyên biệt, hệ thống vô trùng đạt chuẩn Sở Y Tế.
Không chỉ giúp người điều trị cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn trong quá trình mà còn hỗ trợ rất lớn để công việc diễn ra suôn sẻ.

BS. Nguyễn Mai Hương – Khoa Răng Hàm Mặt

Chia sẻ ngay