U bã đậu

U bã đậu là một dạng u lành tính, có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục.

  • Dấu hiệu nhận biết u bã đậu

– Người mắc u bã đậu có những biểu hiện thông thường giống như nổi mụn bọc. Vì vậy, nhiều người nhầm tưởng với mụn, nhọt nên tự ý rạch, nặn lấy tổ chức bên trong ra. Tuy nhiên chúng bị tái đi tái lại rất nhiều lần không hết.

– U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức bã trắng như đậu.

– U bã đậu không gây khó chịu hay làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng khi bị viêm nhiễm do để lâu ngày có thể bị hoại tử, hình thành các vết viêm loét, gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.

– U thường xuất hiện ở những vùng da tiết ra nhiều mồ hôi, nhiều dầu, chất bã chẳng hạn như ở vùng mặt, vai, lưng, mông, dưới cánh tay…

  • Dấu hiệu nhận thấy u bã đậu Calci hóa
  • Một khối sưng tròn, nhỏ bên dưới da, thường ở mặt, cổ và thân mình
  • Có một lỗ nhỏ xíu ở trung tâm của u
  • Đôi khi nang rỉ ra chất dịch màu vàng sệt, có mùi khó chịu
  • Vùng đó có thể sưng, nóng, đỏ, đau nếu nang thượng bì viêm hay nhiễm trùng.
  • U thượng bì vôi hóa thường có kèm vôi hóa ở tổn thương, sờ có cảm giác cứng.
  • U bã đậu có nguy hiểm không?

– Hầu hết u bã đậu thường không gây đau hay khó chịu khi kích thước còn nhỏ, nhưng theo thời gian kích thước khối u sẽ lớn dần, tổ chức bên trong hoại tử, tạo viêm loét, mưng mủ hoặc calci hóa trở nên cứng chắc. Giai đoạn này thường điều trị rất khó khăn và tốn kém.

– Khi bị bội nhiễm, hoại tử u bã đậu sẽ gây sưng tấy đau đớn cho bệnh nhân.

– Nhiều trường hợp u mọc ở mặt, cằm, sau tai gây mất thẩm mỹ cho cơ thể.

Vừa qua các bác sĩ khoa RHM bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai đã tiến hành thành công ca phẫu thuật cắt u bã đậu calci hóa cho bệnh nhân nữ 19 tuổi. Vết mổ nhỏ, thẩm mỹ, không đau. Sau phẫu thuật bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.

Vì vậy khi thấy các dấu hiệu bất thường như: xuất hiện khối sưng dưới da, có thể kèm theo nong đỏ đau, hoặc sau một thời gian khối sung trở nên cứng chắc cần đi khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: Viện đào tạo răng hàm mặt Trung ương.

Bế Thị Thanh Hiền – Khoa Răng hàm mặt

 

 

Chia sẻ ngay