Sức khoẻ tâm thần của trẻ liên quan đến các vấn đề như stress, lo âu, trầm cảm, hiện tượng tự sát của cá nhân và tập thể học sinh, các biểu hiện suy nhược và rối loạn tâm sinh lý…
Nguyên nhân chính từ gia đình:
Bên cạnh sự thiếu quan tâm, chăm sóc gia đình, xã hội khiến cho trẻ khó khăn trong việc phát triển nhân cách và sức khoẻ tâm thần thì ngược lại cha mẹ quan tâm quá mức cũng làm cho trẻ khó hoà nhập với môi trường xung quanh. Trẻ được nuông chiều đồng thời bị quản thúc chặt chẽ khiến cho các giao tiếp xã hội bị hạn chế, dẫn đến chứng trầm cảm và ngại giao tiếp xã hội ở trẻ.
Nhiều bậc phụ huynh chỉ lo kiếm tiền, thời gian dành cho con cái quá ít. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chủ yếu thông qua điện thoại di động, internet. Trẻ càng thiếu tình cảm gia đình càng xa rời việc học, dễ tiêm nhiễm thói hư tật xấu, ăn chơi, đua đòi, nghiện game. Hậu quả trẻ bị đưa vào ngõ cụt phải bỏ học, phá thai, nghiện ngập.
Nâng cao sức khoẻ tâm thần cho trẻ:
Cha mẹ cần dành thời gian quan tâm đến sinh hoạt học tập, tâm tư tình cảm của con cái. Cha mẹ tránh dùng các hình thức trừng phạt bằng nhục hình, bêu riếu lỗi lầm của trẻ khiến cho trẻ bị tổn thương về tinh thần, tình cảm dẫn đến những suy nghĩ, hành động dại dột, thiếu suy nghĩ. Tạo ra những sân chơi lành mạnh, thiết kế các trò chơi tập thể, phát huy tư duy, sáng tạo của trẻ để tạo cho trẻ một môi trường phát triển sức khoẻ tâm thần lành mạnh.
Việc chống bạo hành gia đình cũng là một vấn đề cần quan tâm. Nên cho trẻ tham gia vào các tổ chức hội đoàn để định hướng cho trẻ lối suy nghĩ tích cực. Nhà trường có những chương trình giảng dạy cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, kỹ năng phòng tránh căng thẳng… cho trẻ vị thành niên.
CNĐD. Vũ Hải Bình sưu tầm từ Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định