Thứ nhất, là tập thể dục thường xuyên

Dù trải qua tổn thương nặng hay nhẹ thì vẫn nên luyện tập thể dục thường xuyên. Điều này sẽ giúp phục hồi lại sức khỏe tổng thể, cũng như sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, cần lưu ý tập ở cường độ nhẹ rồi tăng lên dần, kể cả những người trước đây từng tập gym hoặc chơi thể thao chuyên nghiệp. Tốt nhất, bạn nên lắng nghe cơ thể mình và tập thể dục vừa phải.

Đặc biệt cần phải tập thở để giúp phổi “mạnh mẽ” hơn, chống chọi được với SARS-CoV-2 mà không bị tổn thương.

Thứ hai, là cố gắng giữ cân nặng hợp lý

Trong thời điểm mắc COVID-19, chúng ta thường phải ở một chỗ, ít vận động nên có thể bị stress hoặc tăng cân. Lúc này cần duy trì cần nặng hợp lý để tránh nguy cơ mắc phải bệnh lý tim mạch.

Xác định mức cân nặng phù hợp dựa vào BMI – chỉ số khối cơ thể:

BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m)/ Chiều cao (m)

Ví dụ: Một người cao 1m55, cân nặng 53kg có chỉ số BMI là 53/1.55/ 1.55 = 22

Phân loại thể trạng theo chỉ số BMI:

– Thiếu cân < 18.5

– Bình thường từ 18.5 – 24.9

– Thừa cân từ 25 – 39.9

– Béo phì ≥ 30

Thứ ba, cần giữ một chế độ ăn lành mạnh

Giảm bớt tính bột, đường, chất béo và tăng cường bổ sung chất đạm. Nhóm chất cần thiết để cơ thể tạo ra kháng thể và rau củ.

Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung thêm các loại chất béo có lợi cho cơ thể như: Cá (nên ăn 2-3 lần/ tuần), trứng (cả lòng trắng & lòng đỏ), đậu phụ, lạc, vừng…

Điều cuối cùng là phải lắng nghe cơ thể

Đặc biệt là lắng nghe trái tim, mạch máu bởi khi chủ quan những dấu hiệu cảnh báo sẽ làm cho tình trạng di chứng hậu COVID-19 xấu hơn.

Các dấu hiệu cảnh báo di chứng tim mạch hậu COVID-19 bao gồm:

– Một là đau ngực, đau ở giữa ngực hoặc bên trái.

– Hai là khó thở, khó thở không phải ghê gớm kiểu suy hô hấp như trong thời gian nhiễm COVID-19, mà sẽ là hụt hơi. Bình thường lên cầu thang 2 – 3 tầng thoải mái nhưng giờ đi có nửa cầu thang đã đứng lại thở. Đi kèm với đó là hơi thở cảm giác ngắn, không mạnh khỏe như xưa.

– Ba là cảm thấy tim hồi hộp, đập nhanh hoặc đập chậm (tim đập không đều).

– Đặc biệt, việc tầm soát tim mạch hậu COVID -19 là rất cần thiết

Đối với F0 từng có bệnh lý tim mạch, ngay khi lành bệnh 2 tuần cần gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Đặc biệt, bệnh nhân hãy thăm khám ở những bác sĩ đã từng theo dõi cho mình trước đó bởi họ sẽ biết điểm mấu chốt nằm ở đâu (điều gì cần lưu ý, bổ sung hay cân nhắc trong phác đồ điều trị).

Đối với người không có bệnh lý tim mạch cũng nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn và rà soát trước để phòng các di chứng có thể xảy ra.

Như vậy, thời điểm cần tầm soát hậu COVID-19 là càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân đã có hẹn với bác sĩ tim mạch trước đó thì vẫn cứ tầm soát theo lịch khám định kỳ.

Để kiểm tra di chứng, sự cố xảy ra với tim mạch hậu COVID-19, chúng ta có thể dựa vào những kết quả xét nghiệm, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Thông thường, chúng ta sẽ thực 2 loại xét nghiệm là xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm D-dimer, xét nghiệm Troponin:

  1. Công thức máu gồm có 3 thành phần là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Tiểu cầu chính là một trong những tác nhân có thể tạo thành cục máu đông. Vì vậy, việc xét nghiệm công thức máu sẽ giúp chúng ta tìm thấy được nguy cơ hình thành huyết khối trong cơ thể.

Công thức máu của một số bệnh nhân hậu COVID-19 cho thấy rằng số lượng tiểu cầu của họ tăng vọt lên 600 – 800 (tiểu cầu/nm3), trong khi bình thường chỉ khoảng có 200 – 400 (tiểu cầu/nm3). Điều này cho thấy nguy cơ hình thành cục máu đông ở họ là rất lớn.

  1. Xét nghiệm Troponin: để loại trừ hội chứng động mạch vành cấp.

+ Các chất chỉ điểm sinh học cơ tim thường được dùng để chẩn đoán, phân tầng nguy cơ và theo dõi là Troponin T hoặc I. Tốt nhất là các xét nghiệm siêu nhạy (như TroponinT hs hoặc Troponin I hs).

+ Hiện nay, các hướng dẫn chẩn đoán phân tầng Hội chứng động mạch vành cấp (HCĐMVC) khuyên nên sử dụng phác đồ 3 giờ hoặc phác đồ 1 giờ trong chẩn đoán loại trừ HCĐMVC.

Tổn thương cơ tim (biểu hiện bằng tăng troponin) là phổ biến ở bệnh nhân COVID19:

– Nguyên nhân chưa được rõ ràng, giả thuyết được đặt ra về cơ chế gây tổn thương cơ tim ở bệnh nhân COVID-19 bao gồm: viêm cơ tim, tổn thương do thiếu máu, bệnh cơ tim do stress (takotsubo), thiếu máu cơ tim do tổn thương vi mạch hoặc bệnh động mạch vành, quá tải tim phải (do tương tác tim phổi), đáp ứng viêm hệ thống.

– Mức độ tăng troponin đi kèm với mức độ nặng của bệnh và tiên lượng xấu.

  1. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân có dấu hiệu hoặc quan tâm đến cục máu đông có thể thực hiện thêm xét nghiệm D-dimer để biết được trong mạch máu của mình có cục máu đông hay không.
  2. Ngoài ra, để đánh giá di chứng về tim mạch, chúng ta có thể thực hiện những phương pháp tầm soát cơ bản như: đo điện tâm đồ (bác sĩ nhìn vào kết quả sẽ nhận thấy được bệnh nhân có bị rối loạn nhịp tim hay có dấu hiệu bệnh lý mạch vành không), siêu âm tim (giúp đánh giá cơ tim lại sau một đợt COVID-19, xem xét phân suất co bóp của tim để kiểm tra bệnh nhân bị suy tim hay không).

………………………….

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lào Cai với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, bạn có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Trung tâm Tim mạch – “Tận tâm, thân thiện vì một trái tim khỏe” BVĐK TỈNH LÀO CAI

 

Chia sẻ ngay