Paracetamol là thuốc thường được lựa chọn để giảm đau, hạ sốt cho trẻ em khá toàn. Tuy vậy, trước khi sử dụng thuốc trẻ nhỏ cần được sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo các nguyên nhân gây đau và sốt cũng được điều trị dứt điểm. Ngoài ra, sử dụng không đúng cách, quá liều paracetamol có thể gây nguy hiểm cho trẻ, thậm trí là tử vong.

Paracetamol được dùng khi nào ?

Paracetamol (acetaminophen hay N-acetyl-p-amino) là thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt, được sử dụng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa như: đau đầu, đau răng, đau khớp, sốt do viêm hoặc sốt virus  … Thuốc có hiệu quả giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng (đau dạ dày, đay quặn ruột, sỏi mật, sỏi thận …).

Paracetamol thường được dùng để giảm thân nhiệt ở bệnh nhân sốt do mọi nguyên nhân nhưng không làm giảm thân nhiệt ở người bình thường khi dùng liều điều trị. Tuy nhiên, liệu pháp hạ sốt không  có tác dụng lên các nguyên nhân gây sốt, vì vậy phải đảm bảo nguyên nhân gây sốt cần được điều trị hoặc loại trừ.

Khi sử dụng paracetamol có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: Ban da, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu, thiếu máu…

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc gặp bất cứ tác dụng không mong muốn nào hoặc nghi ngờ cần dừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để được thăm khám, hỗ trợ.

Ngoài ra khi dùng nhiều sản phẩm có chứa Paracetamol (acetaminophen hay N-acetyl-p-amino) có thể gây quá liều, tăng khả năng suất hiện các tác dụng không mong muốn của thuóc và là nguyên nhân gây suy gan.

Liều dùng paracetamol cho trẻ em ?

Các chế phẩm Paracetamol (acetaminophen hay N-acetyl-p-amino) thường được bào chế thành nhiều dạng khác nhau như: Đơn chất hay kết hợp với các thành phần khác, hoặc các dạng bào chế khác nhau:

  • Viên nén: tatanol 500mg, Panadol 500mg …
  • Gel, siro uống: Tiffy (Paracetamol: 120mg, Chlorpheniramin maleat 1mg, Phenylephrin HCL: 5mg)
  • Gói gột pha uống: Hapacol 250 mg …
  • Viên sủi: Panalganeffer 500 mg …
  • Viên đặt hậu môn: Efferalgan (80;150;30mg) …

Vì vậy, trước khi lựa chọn sử dụng thuốc cho trẻ cần tham khảo nhân viên y tế và đọc kỹ thành phần thuốc để tránh nguy cơ quá liều paracetamol.

Liều dùng paracetamol cho trẻ:

  • Đường uống:
Tuổi trẻLiều dùngKhoảng cách nhắc lại liều nếu cầnChú ý
1 – 3 tháng tuổi30-60 mg8 giờ 
3 – 6 tháng tuổi30-60 mg4 – 6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
6 tháng – 2 tuổi120 mg4 – 6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
2 – 6 tuổi180 mg -240mg4 – 6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
6 –  10 tuổi240 – 375 mg4 – 6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
10 – 12 tuổi480 – 500 mg4 – 6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
  • Đường đặt trực tràng:
Tuổi trẻLiều dùngKhoảng cách nhắc lại liều nếu cầnChú ý
1 – 3 tháng tuổi30-60 mg8 giờ 
3 tháng – 1 tuổi60 – 125 mg6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
1 – 5 tuổi125 – 250 mg6 giờTối đa 4 liều/24 giờ
5 – 12 tuổi250 – 500 mg6 giờTối đa 4 liều/24 giờ

Không nên dùng paracetamol để tự điều trị sốt kéo dài trên 3 ngày, sốt liên tục tái phát trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, khi bệnh nhân sốt cao >39,5°C cần đưa đến ngay trung tâm y tế gần nhất, vì những triệu chứng sốt như vậy có thể là dấu hiệu của bệnh nặng cần được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.

Kết luận: Paracetamol là thuốc khá an toàn để điều trị hạ sốt và giảm đau khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên khi trẻ bị bệnh thì việc đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và tư vấn điều trị vẫn là việc làm cần thiết.

DS Hoàng Anh Ninh – Khoa Dược, BVĐK tỉnh Lào Cai

Chia sẻ ngay