Căn cứ pháp lý – Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) – Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 37 Luật BHYT 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014):

Điều 37. Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế…2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.…

Với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế sẽ vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 65, Nghị định 176/2013/NĐ-CP: 

Điều 65. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh …2. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;b) Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.…

Như vậy, với  hành vi mượn thẻ bảo hiểm của người khác khi đi khám chữa bệnh có thể bị phạt từ 500.000đ đến 2.000.000đ tuỳ theo mức độ thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế. Tiếp đó người sử dụng thẻ phải hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh. 

Theo Công ty luật Tiên Phong

Chia sẻ ngay